1. Omni Network là gì?
Omni Network là blockchain Layer 1 được thiết kế để kết nối các rollup của Ethereum, giúp giải quyết trình trạng phân mảnh thanh khoản giữa các hệ sinh thái Layer 2. Điều này cực kỳ quan trọng khi mà xu hướng các dự án xây Layer 2 ngày càng lan rộng khiến tài sản của người dùng nằm rải rác ở khắp các hệ sinh thái.
Công nghệ cốt lõi của Omni Network được xây dựng trên Cosmos SDK, điều này mang đến sự linh hoạt, khả năng tùy chỉnh và mở rộng từ Cosmos. Ngoài ra, Omni còn sử dụng hệ thống validator của Ethereum thông qua EigenLayer để tăng cường bảo mật mạng lưới.
2. Đội ngũ dự án
Đội ngũ Omni Network bao gồm 3 thành viên chủ chốt sau:
- Austin King (Co Founder & CEO): Anh từng tốt nghiệp khoa Computer Science tại đại học Harvard & từng làm quản lý tại Microsft. Austin làm việc tại Ripple (XRP) từ năm 2019 – 2021, trước khi bắt tay xây dựng nên Omni Network.
- Tyler Tarsi (Co Founder & CTO): Anh cũng tốt nghiệp đại học Harvard cùng khóa với Austin. Sau đó, anh làm Business Development tại một số tổ chức như Data Prophet, Square Link trước khi đồng sáng lập Omni Network vào năm 2021.
- Matt Proeda (COO): Hiện anh đang phụ trách khâu vận hành tại Omni Network. Trước đây, anh từng lấy bằng MBA tại đại học Harvard & thực tập tại Amazon.
3. Nhà đầu tư & Đối tác
Vào ngày 26/04/2023, Omni Network đã huy động được 18 triệu USD từ các quỹ đầu tư mạo hiểm nổi tiếng như Pantera Capital, Jump Crypto, Coinbase Ventures, The Spartan Group, …
Một số đối tác đáng chú ý của Omni Network bao gồm: EigenLayer, Arbitrum, Polygon, StarkWare, Scroll, Linea. Vào tháng 3 vừa qua, dự án đã ký thỏa thuận trị giá 600 triệu USD với Ether.Fi để tăng cường bảo mật cho cả Omni testnet & mainnet.
4. Sản phẩm của Omni Network là gì?
Sản phẩm cốt lõi của Omni Network là bộ công cụ (SDK) hỗ trợ các nhà phát triển xây dựng dApps. Ngoài ra, Omni đang ấp ủ một số sản phẩm khác trong tương lai, bao gồm:
- Omni Bridge: Giúp kết nối Omni Network với các blockchain khác.
- Omni Marketplace: Nền tảng cho phép người dùng mua bán tài sản và dịch vụ trên Omni Network.
Kiến trúc của Omni Network bao gồm:
- Omni EVM: Máy ảo tương thích với EVM, cho phép triển khai dApps hiện có và xây dựng dApps mới một cách dễ dàng.
- Omni Driver: Cung cấp các công cụ và API cần thiết để tương tác với các Rollup khác nhau trên mạng lưới Omni Network.
- ETH Restaking: Tối ưu hóa bảo mật bằng cách tận dụng restaking ETH với EigenLayer.
- Cơ chế đồng thuận Tendermint: Cho phép các nhà phát triển xây dựng mạng với khả năng tương thích cao với nhiều blockchain khác nhau.
5. Tokenomics
5.1. Key Metrics
Tên Token | OMNI |
Blockchain | Ethereum |
Contract | Updating … |
Mảng | Layer 1 |
Tổng cung | 100.000.000 |
Cung lưu hành ban đầu | 10.391.492 (10,39% tổng cung) |
5.2 Token Allocation & Release Schedule
Phân bổ token $OMNI
- Public Launch | 9.27%: Được phân phối cho người dùng testnet và cộng đồng vào ngày 17/04, phần còn lại sẽ dành cho cung cấp thanh khoản.
- Ecosystem Development | 29.5%: Dành cho phát triển hệ sinh thái và hỗ trợ các nhà phát triển xây dựng trên Omni EVM và Ethereum rollups.
- Community Growth | 12.67%: Dành cho các sáng kiến phát triển cộng đồng như tài trợ và các chương trình phát triển cộng đồng. Ban đầu do Omni Foundation quản lý, sau đó sẽ chuyển giao cho quản trị của người nắm giữ token.
- Core Contributors | 25.25%: Phân bổ cho các thành viên cốt lõi.
- Investors | 20.06%: Phân bổ cho các nhà đầu tư.
- Advisors | 3.25%: Phân bổ cho cố vấn.
Lịch unlock token $OMNI
5.3 Token Use Case
- Phí giao dịch: OMNI được sử dụng làm đơn vị thanh toán cho những người trung gian (relayer) gửi giao dịch đến các rollup.
- Phí gas trên Omni EVM: OMNI là native token để xử lý giao dịch trên Omni EVM.
- Quản trị: Holder OMNI sẽ tham gia vào các quyết định quan trọng liên quan đến dự án, ví dụ như việc bỏ phiếu cho nâng cấp giao thức
- Staking: Người dùng có thể stake OMNI để kiếm thêm phần thưởng & góp phần bảo mật mạng lưới
Tính tới thời điểm viết bài, Omni Network đã mở khoá tổng cộng 10,39% tổng cung ~ 10.391.492 token OMNI đang được lưu hành trên thị trường. Theo ước tính, đến tháng 4/2028 thì tất cả lượng OMNI sẽ được mở khóa hoàn toàn.
6. Roadmap
Tính đến hiện tại, Omni Network đã hoàn tất 3 giai đoạn Testnet là Origins, Overdrive & Omega. Roadmap của Omni Network trong năm 2024 có những điểm đáng chú ý sau:
Quý 2:
- Ra mắt mainnet
- Tích hợp các Liquid Restaking Protocol và EigenLayer operator
- Sự kiện TGE (ra mắt token)
Quý 3:
- Ra mắt Natively Global Applications (NGAs) được triển khai trên Omni EVM.
- Triển khai nhiều bản rollup cho các smart contract, tăng khả năng mở rộng
- Thư viện frontend Typescript hỗ trợ các ứng dụng multi-rollup hoạt động trơn tru
Quý 4:
- Mở rộng Omni Network để bao gồm các hệ thống Data Availability (DA) như EigenDA và Celestia.
- Thực hiện Attestation sharding để tăng cường khả năng rollup của mạng
- Hỗ trợ các người dùng tổ chức truy cập vào tất cả các Ethereum rollup.
7. Tiềm năng và rủi ro của Omni Network là gì?
Tiềm năng của Omni Network:
- Hưởng lợi từ xu hướng Layer 2 & Restaking: Với việc tích hợp cùng hàng loạt dự án Layer 2 & Restaking hàng đầu hiện nay như Arbitrum, StarkWare, EigenLayer,.. thì Omni Network sẽ nhận được chú ý lớn khi các dự án này ngày càng phát triển
- Nguồn lực hùng hậu: Omni đã gọi vốn thành công 18 triệu USD từ các quỹ Tier 1 như Pantera Capital, Jump Capital & ký kết thỏa thuận hợp tác 600 triệu USD với Ether.fi. Điều này có thể khiến token OMNI có lực đỡ đáng kể từ các VC, đặc biệt khi Jump là cái tên đứng sau hàng loạt token Layer 1 INJ, SUI, SEI, TIA đều tăng mạnh trong năm 2023.
Rủi ro của Omni Network:
- Hệ sinh thái chưa đa dạng: Omni Network là dự án tập trung vào việc hỗ trợ các nhà phát triển, vì vậy nếu so sánh với các dự án như SAGA (tập trung về game), ALT (tập trung về Restaking) thì Omni chưa có một mảng thực sự nổi bật.
- Cạnh tranh cao: Hiện tại có rất nhiều dự án cung cấp sản phẩm giúp xây dựng các rollup Ethereum tương tự Omni có thể kể đến như: Saga, Dymension, AltLayer hay Caldera.
- Người mới khó tiếp cận: Cơ chế dual staking giữa OMNI & ETH có thể tạo ra nhiều rào cản đối với người dùng mới tham gia vào lĩnh vực Restaking
8. Các kênh thông tin của Omni Network
9. Tổng kết
Omni Network là blockchain Layer 1 tiềm năng giúp giải quyết vấn đề phân mảnh thanh khoản trên thị trường crypto. Việc dự án trở thành Binance Launch số 52 cũng cho thấy Omni sở hữu những tiềm năng phát triển không hề nhỏ để lọt vào mắt xanh của đội ngũ phân tích đến từ sàn Binance.
Công ty đầu tư VanEck đã đưa ra dự đoán các dự án Layer 2 sẽ đạt vốn hóa 1 nghìn tỷ USD vào năm 2030, gấp 30 lần so với hiện tại. Nếu xu hướng Layer 2 tiếp tục bùng nổ, Omni Network sẽ trở thành một cái tên đặc biệt đáng chú ý trong thời gian tới.
Đọc thêm : Zircuit là gì? Layer 2 bùng nổ nhờ nắm bắt xu hướng