1. Liquid Restaking là gì?
Liquid Restaking là mảng cung cấp thanh khoản cho các nền tảng Restaking. Ở thời điểm hiện tại, mảng này chủ yếu là các giao thức thuộc hệ sinh thái EigenLayer. Vì đây là dự án tiên phong và chiếm hầu hết thị phần Restaking trên Ethereum.
Để hiểu tổng quan về Liquid Restaking và các thuật ngữ xoay quanh hệ sinh thái EigenLayer thì mời bạn quan sát hình minh họa dưới đây:
Dòng chảy thanh khoản qua Liquid Restaking
- Ban đầu, việc Ethereum chuyển từ PoW sang PoS dẫn đến nhu cầu Stake ETH vào mạng lưới để tăng bảo mật và có lợi nhuận cho Staker. Nhưng khi Stake trực tiếp vào Ethereum thì thanh khoản (ETH) của người dùng sẽ bị khóa và mất vài ngày để mở khóa.
- Từ đó, thị trường xuất hiện khái niệm Liquid Staking để giải quyết vấn đề trên. Cụ thể người dùng sẽ nhận lại Token LST (stETH, rETH, frxETH) đại diện cho tài sản đang Staking thông qua giao thức Liquid Staking để tái sử dụng trong thị trường DeFi.
- Gần đây, thị trường xuất hiện thêm khái niệm Restaking được giới thiệu bởi EigenLayer. Dự án cho phép tái đặt cược LST từ giao thức Liquid Staking vào EigenLayer để kiếm thêm lợi nhuận. Tuy nhiên, EigenLayer lại không mint ra tiếp token để trả cho người dùng để tái sử dụng cho các hoạt động DeFi.
- Từ đó phát sinh nhu cầu về Liquid Restaking để giải phóng dòng thanh khoản bị chặn đứng ở EigenLayer. Có thể hiểu Liquid Restaking chỉ là bên trung gian giúp bạn tái đặt cược tài sản vào EigenLayer và cho nhận lại Token LRT đại diện cho thanh khoản của bạn trên EigenLayer.
2. TOP 4 dự án Liquid Restaking nổi bật nhất
2.1 EtherFi
EtherFi là giao thức Liquid Restaking đứng đầu với TVL hơn 3.2 tỷ USD. Dự án đã phát hành Token trên nền tảng Binance Launchpool.
Người dùng có thể gửi ETH, stETH để nhận lại LRT eETH cùng các lợi ích như: Staking Reward (3.16%), Restaking Reward (chưa biết), Eigen Point và EtherFi Point.
eETH là Token được gắn peg 1:1 với ETH, cho nên khi nắm giữ eETH số lượng Token của bạn sẽ tự động tăng lên do tích lũy Staking Reward và Restaking Reward. Nhưng người dùng cũng có thể bọc eETH thành weETH, loại mã thông báo không được neo với giá của ETH và giá của nó sẽ tăng theo thời gian do tích lũy Staking Reward và Restaking Reward.
Tổng tất cả phần thưởng đặt cược mà dự án nhận về sẽ chia cho người ủy thác, người vận hành node và giao thức lần lượt là 90%, 5%, 5%.
Dự án huy động được hơn 32 triệu USD từ các nhà đầu tư như: ConsenSys, CoinFund, Arrington XRP Capital, OKX Ventures, Sandeep Nailwal,…
Nhà đầu tư EtherFi
EtherFi đã phát hành Token quản trị là ETHFI được giao dịch trên các sàn như Binance, Bybit,… Ở thời điểm viết bài thì dự án đang có định giá hơn 5 tỷ USD. Đây là con số khá lớn đối với một dự án DeFi mới phát triển trong thời gian gần đây, phản ánh kỳ vọng rất lớn của thị trường đối với sản phẩm này.
2.2 Renzo
Renzo là giao thức Liquid Restaking xếp thứ 2 với TVL hơn 2.2 tỷ USD. Dự án được ươm mầm và đầu tư bởi quỹ hàng đầu thị trường, Binance Labs.
Giao thức hỗ trợ các loại tài sản như ETH, WETH, stETH, wBETH và tương lai sẽ tích hợp nhiều LST hơn nữa. Dự án cũng có mặt trên các chuỗi Ethereum, Arbitrum, BNB Chain, Mode Network, Linea và sắp tới là Layer 2 A1 của OKX.
Khi gửi tài sản vào Renzo bạn nhận lại Token LRT ezETH, loại Token không được gắn peg với ETH và sẽ tăng giá theo thời gian nhờ tích lũy thêm Staking Reward (2.47%) và Restaking Reward (chưa ra mắt). Ngoài ra, người đặt cược tài sản vào EigenLayer thông qua Renzo còn nhận được Eigen Point và Renzo Point.
Phí trên giao thức sẽ được phân chia giữa quỹ dự trữ giao thức (kho bạc) và người vận hành node Renzo. Nó được quyết định bởi DAO, cộng đồng nắm giữ Token quản trị Renzo (Vẫn chưa ra mắt).
Dự án huy động được hơn 3 triệu USD từ các nhà đầu tư IOSG Ventures, Robot Ventures, OKX Ventures,… Bên cạnh đó, Binance Labs cũng có một vòng đầu tư riêng vào Renzo nhưng không công bố con số cụ thể.
Nhà đầu tư Renzo Protocol
2.3 Puffer Finance
Puffer Finance là giao thức Native Liquid Restaking tiềm năng nhất trong mảng. Dự án xếp thứ 3 với TVL hơn 1.2 tỷ USD và được đánh giá cao bởi Ethereum Foundation và Vitalik Buterin.
Giao thức cho phép người dùng gửi vào ETH gốc và LST để nhận về LRT pufETH. Tuy nhiên, số LST sẽ được dự án chuyển thành ETH và Stake vào EigenLayer. Cũng vì vậy mà dự án tự định vị mình là Native Liquid Restaking thay vì Liquid Restaking.
Khi nắm giữ pufETH, người dùng sẽ nhận lợi nhuận dự kiến từ 10% đến 30% mỗi năm. Phần thưởng này đến từ việc trình xác thực mà Puffer gửi ETH vừa vận hành mạng lưới Ethereum PoS và vừa chạy AVS.
Điểm nổi bật nhất của Puffer là công nghệ chống Slashing Secure-Signer và RAVe được hỗ trợ phát triển bởi Ethereum Foundation. Có thể hiểu công nghệ này giúp hệ thống nhận biết được các node đang hoạt động hay tắt, node tắt sẽ không được tham gia vào quá trình ký giao dịch.
Dự án huy động được hơn 6 triệu USD từ các quỹ đầu tư như Jump Cypto, Lemniscap, Animoca Brands, Bankless Venture, Co-founder EigenLayer,… Ngoài ra, Puffer nhận được Grant 120 nghìn USD từ Ethereum và có một vòng đầu tư riêng từ Binance Labs nhưng không công bố con số cụ thể.
Quỹ đầu tư vào Puffer Finance
2.4 KelpDAO
KelpDAO là giao thức Liquid Restaking được thành lập bởi Amitej G và Dheeraj B, những người trước đây đã thành lập Stader Labs.
Từng chễm chệ ở vị trí đầu mảng nhưng ở thời điểm hiện dự án đã rơi xuống vị trí thứ 4 với TVL hơn 720 triệu USD. Minh chứng cho sự cạnh tranh gay gắt giữa các dự án trong mảng này.
Dự án cho phép gửi ETH hoặc LST (stETH, ETHx, sfrxETH) để nhận về Token LRT rsETH. Khi nắm giữ rsETH bạn sẽ nhận được Staking Reward (3%), Restaking Reward (chưa biết), Eigen Point và Kelp Point.
3. Tiềm năng của Liquid Restaking
Hiện tại TVL của Liquid Staking đang gấp 6 lần so với mảng Liquid Restaking. Và với lợi nhuận hấp dẫn từ Liquid Restaking khi EigenLayer đi vào hoạt động chính thức thì phần lớn thanh khoản từ Liquid Staking sẽ đổ vào mảng này. Chưa kể, còn có đến khoảng 74% nguồn cung ETH đang lưu thông ngoài thị trường, đây là lượng thanh khoản rất lớn có thể đồ dồn về hệ sinh thái xoay quanh EigenLayer.
TVL của mảng Liquid Staking so với Liquid Restaking
4. Rủi ro của Liquid Restaking
Khi tham gia vào thị trường Liquid Restaking thì bạn phải đối mặt với rủi ro mất tài sản do giao thức bị tấn công hoặc trình xác thực mà giao thức gửi tài sản có hành vi sai trái dẫn đến việc bị phạt cắt giảm cổ phần.
Để tránh rủi ro này thì bạn nên chọn các giao thức hành đầu được đánh giá cao bởi nhiều quỹ đầu tư lớn hoặc công ty kiểm toán. Bên cạnh đó, đội ngũ phát triển tài năng và có nhiều kinh nghiệm cũng giúp giảm thiểu rủi ro trên.
Ngoài ra, việc giữ peg cho Token LRT cũng là yếu tố quyết định đến sự thành công của dự án Liquid Restaking. Nó sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như thanh khoản, cung cầu của thị trường và bị phạt cổ phần.
5. Nên chọn đầu tư dự án nào?
Các dự án Liquid Restaking đang phát triển rất nhiều và có cách hoạt động, cung cấp sản phẩm tương tự nhau. Vậy làm sao để tìm được dự án phù hợp nhất để tham gia?
Đánh giá dự án có thể dựa vào một số tiêu chí dưới đây:
- Bảo mật: Dự án có độ bảo mật cao thì càng an toàn đối với tài sản của bạn. Tuy người dùng cuối thường không kiểm tra được vấn đề này nhưng có thể đánh giá qua công ty kiểm toán, nhận định của chuyên gia, quỹ đầu tư và đội ngũ phát triển.
- Công nghệ: Đối với các sản phẩm Staking và Restaking thì công nghệ đặt cược rất quan trọng. Nếu công nghệ tốt, nó sẽ giúp bạn giảm nguy cơ bị mất tài sản do hành vi sai trái của trình xác thực và tối ưu lợi nhuận.
- Staking Reward: Việc lựa chọn giao thức Liquid Restaking có lợi nhuận Staking Reward cao sẽ giúp tăng lợi nhuận đáng kể cho bạn.
- Restaking Reward: Đây chính là một trong những tiêu chí quan trọng nhất vì nó có sự chênh lệch lợi nhuận lớn. Các giao thức Liquid Restaking đều sẽ gửi tài sản vào trình xác thực trên EigenLayer, nên nếu trình xác thực họ chọn hoạt động tốt thì họ sẽ nhận được phần thưởng cao.
- Phí giao thức: Thường thì giao thức sẽ thu một phần phí từ lợi nhuận Restaking Reward của người dùng để phát triển cơ sở hạ tầng và chia cho người nắm giữ Token quản trị của dự án.
- Thanh khoản của LRT: Thanh khoản của LRT trên thị trường càng tốt sẽ tăng uy tín của dự án đó. Vì nó cho phép người nắm giữ LRT thoát khỏi vị thế ngay lập tức mà không phải chịu tổn thất do trượt giá.
Để tìm được dự án phù hợp nhất thì bạn cần xác định rằng mình muốn điều gì và rủi ro chấp nhận như thế nào:
- Nếu bạn quan tâm đến lợi nhuận lớn thì bạn nên tìm các dự án có lợi nhuận cao sau khi trừ đi phí giao thức.
- Nếu bạn quan tâm đến độ an toàn thì nên chọn dự án có cộng nghệ tốt và backer uy tín như Puffer Finance.
- Nếu bạn quan tâm đến Airdrop thì nên chọn các dự án chưa ra mắt Token như Puffer Finance, Renzo, Kelp DAO,… thay vì EtherFi
- Nếu bạn quan tâm đến việc đầu tư Token thì nên chọn các dự án đã ra mắt Token và có định giá hợp lý cùng với việc chia sẻ doanh thu cao.
6. Tổng kết
Liquid Restaking là mảng cực kỳ tiềm năng với khả năng EigenLayer sẽ ra mắt Mainnet vào nửa cuối năm 2024 thì đó cũng là lúc trend này thật sự bùng nổ. Mainnet cũng đồng nghĩa với việc người dùng sẽ có thêm lợi nhuận Restaking Reward, điều này trở thành đồng lực thúc đẩy dòng tiền đổ vào các dự án Liquid Restaking.
Trên đây 4 dự án nổi bật nhất trong mảng Liquid Restaking ở thời điểm hiện tại. Ngoài ra, còn một số dự án như Swell, Eigenpie,… Và StakeStone cũng sẽ chuyển hướng sang mảng này trong thời gian tới.
Tuy tiềm năng nhưng bạn cần cân nhắc thật kỹ những rủi ro khi tham gia mảng này nhé!
Miễn trừ trách nhiệm: 5Money khuyến cáo người đọc phải trang bị kiến thức sâu sắc về thị trường Crypto trước khi tham gia đầu tư. Thông tin trong bài viết không được xem là lời khuyên tài chính, 5Money không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn.
Tham gia Cộng đồng 5 Phút Crypto để thảo luận về kiến thức và kinh nghiệm đầu tư nhé!