Blockchain là gì?
Định nghĩa hay giải thích chuyên sâu về blockchain đã có quá nhiều kênh thông tin mà mọi người có thể tìm đến, 5Money sẽ định nghĩa thật ngắn gọn để hướng trọng tâm sang việc hiểu đúng về cách nhìn nhận của hai yếu tố này khi ra quyết định đầu tư dài hạn.
Blockchain là một công nghệ xây dựng sổ cái (cơ sở dữ liệu) phi tập trung. Khái niệm này cần được phân biệt rõ so với Crypto là một loại tiền tệ được mã hoá, luôn luôn nằm trên blockchain, được sử dụng cho các hoạt động trên blockchain.
Công nghệ blockchain ra đời nhằm giải quyết vấn đề của xã hội khi quyền lực và sự tin tưởng nằm trong tay các tổ chức trung gian (ngân hàng, tổ chức tín dụng, quỹ đầu tư,…). Dưới sự vận hành của con người, các bên thứ 3 này tạo ra các chính sách, sản phẩm nhằm tối đa hoá lợi nhuận đôi khi bất chấp các rủi ro.
Khi có sự cố, họ nói rằng “chúng tôi xin lỗi, chúng tôi đã phá sản” và tài sản của người đầu tư bị mất trắng. Khủng hoảng kinh tế 2008 xuất phát từ việc cho vay dưới chuẩn đã đánh sập hoàn toàn lòng tin của xã hội Mỹ vào hệ thống ngân hàng thời điểm đó.
Sự sụp đổ của Lehman Brothers và bài học 8 năm trước
Các đặc tính của công blockchain là phi tập trung, công khai, bất biến, sẽ giải quyết các vấn đề trên khi dữ liệu được mã hoá. Nhờ đó, người dùng không phải tin vào bất kỳ bên thứ 3 nào, họ có thể thay vì thấp thỏm hy vọng các tổ chức trung gian “xin đừng làm gì sai trái” mà có thể tự tin rằng “không ai có thể làm sai” bằng blockchain.
Vì vậy, khi tham gia đầu tư dài hạn trong thị trường này, hãy đến vì tin tưởng blockchain và crypto có thể giải quyết vấn đề lòng tin của xã hội, thay vì, xem các dự án là một sòng bạc và nghĩ rằng mình sẽ thông minh hơn những người khác để ra về với tiền chiến thắng.
Tiếp theo, chúng ta cần nhìn nhận rõ rằng crypto chỉ là một trong nhiều ứng dụng của công nghệ blockchain, nhưng nó cũng là động lực chính để con người tham gia vào một hệ thống blockchain, hành xử trung thực và duy trì bảo mật của nền tảng. Bên cạnh đó, crypto cũng là phần thưởng (rewards) cho các cá nhân, thực thể có đóng góp tích cực vào hệ thống.
Crypto là động lực chính để con người tham gia vào một hệ thống blockchain
Ở khía cạnh của một nhà đầu tư, chúng ta có thể đầu tư vào công nghệ blockchain mà không nhất thiết chỉ có một lựa chọn duy nhất là nắm giữ crypto của blockchain đó và chờ đợi tăng giá. Nhà đầu tư có thể lựa chọn xây dựng công việc kinh doanh, nghề nghiệp, cung cấp dịch vụ,… khi biết tận dụng các “tài sản” quý của blockchain là tính minh bạch, bất biến, độ bảo mật cao.
Tựu chung, hãy hiểu đúng về tiềm năng của blockchain, cùng đó, crypto có thể là ngách đầu tư thu hút nhất hiện tại, nhưng đó không phải là ngách đầu tư duy nhất mà công nghệ blockchain có thể mang lại.
Sự phát triển của Blockchain
Sự phát triển của công nghệ blockchain đã và đang có tác động sâu rộng đến lĩnh vực tiền mã hóa (crypto), thúc đẩy sự ra đời và phát triển của hàng ngàn loại tiền mã hóa và dự án liên quan. Công nghệ blockchain mang lại nhiều lợi ích như tính minh bạch, bảo mật, phi tập trung và khả năng chống lại sự kiểm duyệt, từ đó mở ra những cơ hội và thách thức mới cho thị trường crypto.
Dưới đây là một số mảng thành phần gắn liền với sự phát triển của Blockchain:
1. Tài chính phi tập trung (DeFi): Blockchain đã thúc đẩy sự bùng nổ của DeFi, nơi người dùng có thể thực hiện các giao dịch tài chính như vay, cho vay, giao dịch và kiếm lời mà không cần qua trung gian. Các giao thức DeFi cung cấp tính minh bạch và bảo mật cao, tạo điều kiện cho sự phát triển của một hệ sinh thái tài chính hoàn toàn mới.
2. Non-fungible Tokens (NFTs): NFTs là một trong những ứng dụng nổi bật của blockchain, cho phép xác minh và giao dịch quyền sở hữu đối với tài sản số như nghệ thuật, âm nhạc, video và các tài sản kỹ thuật số khác. NFTs đã mở ra một thị trường mới, tạo cơ hội cho các nghệ sĩ và nhà sáng tạo nội dung.
3. Layer 0 và layer 1: Layer 0 như Venom Network, Cosmos, Polkadot,…là nền tảng cơ bản của hệ sinh thái blockchain, cung cấp hạ tầng cơ bản cho các blockchain Layer 1 và các giải pháp mở rộng. Trong khi đó Layer 1 là nền tảng cung cấp cơ sở hạ tầng cho việc mở rộng layer 2 và các ứng dụng phi tập trung (dApps) và các giao dịch crypto.
4. Các giải pháp mở rộng (Layer 2): Để giải quyết vấn đề về khả năng mở rộng và phí giao dịch cao, các giải pháp Layer 2 như Polygon, Optimism, và Arbitrum đã ra đời. Những giải pháp này giúp giảm tải cho mạng lưới chính (Layer 1) và cải thiện hiệu suất giao dịch.
5. Interoperability (Tương tác chuỗi chéo): Các giao thức như LayerZero, Wormhole đang làm việc để cải thiện khả năng tương tác giữa các blockchain khác nhau, các khái niệm cross-chain, bridge được đưa ra cho phép các mạng lưới riêng lẻ có thể giao tiếp và trao đổi thông tin một cách hiệu quả. Ngoài ra có thể kể đến các sản phẩm hỗ trợ đa chuỗi khác như Stargate Finance, deBridge Finance, hay Zeus Network, mạng lưới xác minh giúp các chuỗi khối giao tiếp với nhau.
6. Data Availability (Dữ liệu có sẵn): Gần đây, rộ lên xu hướng các dự án chuyển hướng sang Modular Blockchain và tập trung phát triển lớp Data Availability, được dùng để lưu trữ các thông tin và dữ liệu trên Blockchain. Trong quá trình hoạt động thì 3 lớp Execution, Settlement, Consensus đều cần có DA.
7. Cung cấp dịch vụ: Trong quá trình vận hành và phát triển các blockchain, sẽ phát sinh các vấn đề cần giải quyết và sự xuất hiện của các giải pháp, dịch vụ này như một mảnh ghép không thể thiếu, giúp blockchain này càng phát triển mạnh mẽ hơn. Có thể kể đến như Mystiko Network cung cấp giao thức quyền riêng tư, Mind Network là mạng lưới kết nối các dịch vụ cung cấp cơ sở hạ tầng DePin, hay các blockchain explorer (BscScan, Etherscan,..) …
Bảng Thống Kê Các Layer, Network, Dự Án
Layer | Network | Dự Án Tiêu Biểu |
Layer 1 (Base) | Ethereum | Uniswap, MakerDAO, Aave,.. |
Binance Smart Chain (BSC) | PancakeSwap, Venus,… | |
Solana | Serum, Raydium, Jupiter,.. | |
Avalanche | Pangolin, Trader Joe,.. | |
Xion | ||
Berachain | ||
Saga | ||
Cardano | SundaeSwap, Ergo | |
Toncoin | Notcoin | |
Monad | Wombat Exchange, OmniX,… | |
Aptos | ||
Sui | Cetus, Scallop, Typus Finance,… | |
Layer 2 (Scaling) | Polygon | |
Optimism | Synthetix, Uniswap V3 | |
Arbitrum | Arbitrum One, Arbitrum Nova,… | |
zkSync | ||
StarkNet | dYdX, Sorare | |
Layer 3 (Application) | XAI | |
Degen Chain | ||
zkLink Nova | ||
Teva Chain |
Sự phát triển của blockchain không chỉ thúc đẩy sự phát triển của thị trường crypto mà còn mở ra nhiều ứng dụng và cơ hội mới. Từ DeFi, DEX đến NFTs và các giải pháp mở rộng, blockchain đang cách mạng hóa cách chúng ta tương tác và giao dịch tài sản số. Với sự đổi mới liên tục và tiềm năng lớn, blockchain và crypto hứa hẹn sẽ tiếp tục là một trong những lĩnh vực đáng chú ý nhất trong tương lai.
Đọc thêm: Blockchain Layer là gì? Cách phân biệt Layer 0, 1, 2, 3
Hãy thay đổi tư duy
Khi bước chân vào đầu tư trong lĩnh vực blockchain và crypto, bên cạnh việc trau dồi kiến thức đa kênh, điều mà số đông hay mắc sai lầm là mang tư duy đầu tư của các kênh đầu tư truyền thông vào kênh đầu tư mới mẻ này.
Ở thế giới đầu tư truyền thống, các tổ chức muốn tham gia kinh doanh, gọi vốn phải đi qua các bước đăng ký, xác minh, báo cáo theo một quy trình riêng với các cơ quan hành chính ở từng quốc gia, khu vực. Nhờ quy trình “sàng lọc” này, các tổ chức, dự án có ý định xấu, lừa đảo đã một phần bị loại bỏ, dù không triệt để.
Tuy nhiên, trong thế giới blockchain và crypto, nơi không có bất kỳ thể chế trung gian nào, sẽ không có các bước “sàng lọc” như trên mà ai đó thay nhà đầu tư thực hiện. Mọi công tác kiểm tra, theo dõi, đánh giá đều sẽ nằm trong tay cộng đồng. Blockchain giúp loại bỏ các bên thứ 3, thì cũng là mảnh đất màu mỡ cho các cá nhân, tổ chức xấu tìm kiếm cơ hội trục lợi từ sự thiếu hiểu biết của người dùng.
Blockchain là mảnh đất màu mỡ nhưng cũng đầy rẫy rủi ro: Hack, lừa đảo,…
Vì vậy, nhà đầu tư cần xác định rõ tư duy, blockchain là nơi không phải bắt buộc tin vào ai (Trustless) và không phải xin phép (Permissionless) nên đừng hy vọng, mong chờ bất kỳ ai hay tổ chức nào thay chính bản thân chúng ta đánh giá các cơ hội đầu tư.
Hãy trang bị kiến thức chuyên sâu, lựa chọn dự án một cách thật sự khắt khe, thay vì lắng nghe những kỳ vọng về lợi nhuận hàng trăm, nghìn lần mà phớt lờ các rủi ro. Blockchain và crypto mang đến cơ hội về một thế giới tài chính tự do cho xã hội loài người hơn là một bức bình phong mỹ miều cho lối vận hành cũ.
Làm thế nào để lựa chọn một dự án đầu tư dài hạn ?
Sau khi đã xác định cho bản thân một tư duy tiếp cận đúng khi tham gia đầu tư dài hạn trong ngành blockchain và crypto, chúng ta cần xây dựng một phương pháp nền tảng để đánh giá một dự án trước khi đi đến các bước đầu tư hoặc trực tiếp tham gia vào dự án.
Mỗi dự án blockchain, crypto đều có 6 thành phần cần được đánh giá thật kỹ lưỡng gồm: công nghệ lõi, đội ngũ sáng lập, tokenomics, cộng đồng, truyền thông, thị trường. Cần làm rõ ngay từ ban đầu rằng, vì mục tiêu là lựa chọn dự án để đầu tư dài hạn, nếu có bất kỳ thành phần nào trong 4 thành phần tiên quyết là công nghệ lõi, đội ngũ sáng lập, tokenomics, cộng đồng không đủ chất lượng. Nhà đầu tư nên dứt khoát đưa ra quyết định không đầu tư.
Như vậy, qua bài viết này, 5Money hy vọng đã giúp bạn tìm hiểu về blockchain là gì và sự phát triển của blockchain để làm hành trang kiến thức đầu tư của mình.
Miễn trừ trách nhiệm: 5Money khuyến cáo người đọc phải trang bị kiến thức sâu sắc về thị trường Crypto trước khi tham gia đầu tư. Thông tin trong bài viết không được xem là lời khuyên tài chính, 5Money không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn.
Đọc thêm: ADA là gì ? Cơ hội đầu tư trên hệ sinh thái Cardano
Tham gia Cộng đồng 5 Phút Crypto để thảo luận về kiến thức và kinh nghiệm đầu tư nhé!