1. Lava Network là gì?
Lava Network là một modular blockchain giúp giải quyết vấn đề truy cập dữ liệu vốn đòi hỏi phí giao dịch cao và tốn nhiều thời gian từ các blockchain và ứng dụng phi tập trung (dApps).
Modular blockchain là giải pháp tách các chức năng của blockchain thành các Layer hoặc mô-đun khác nhau, mỗi mô-đun chịu trách nhiệm về các chức năng cụ thể.
Mô hình modular giúp Lava tận dụng thế mạnh riêng của từng blockchain để giải quyết công việc, đảm bảo khả năng mở rộng mà vẫn duy trì được sự bảo mật và phi tập trung, giúp người dùng tiết kiệm đáng kể thời gian và chi phí phát triển.
2. Điểm nổi bật của Lava Network là gì?
Lava Network là modular layer chuyên cung cấp giải pháp RPC phi tập trung cho các blockchain.
RPC (Remote Procedure Call – gọi hàm từ xa) là một phương pháp để trao đổi dữ liệu, cho phép các nhà phát triển dự án Crypto gọi hàm từ một máy chủ từ xa để lấy về kết quả. Ví dụ: nhà phát triển có thể dùng RPC để lấy các thông tin về blockchain (như block number, block time,…) nhằm phục vụ việc phát triển dApp một cách dễ dàng hơn.
Sau đây là một số điểm nổi bật của Lava Network:
- Truy cập Multichain: Lava Network cung cấp khả năng truy cập linh hoạt vào dữ liệu từ hơn 30 blockchain khác nhau, giúp loại bỏ rào cản kỹ thuật cho người dùng và các nhà phát triển.
- Loại bỏ trung gian: Nền tảng kết nối trực tiếp người dùng với các node provider (nhà cung cấp node), đảm bảo tính minh bạch, chống kiểm duyệt và quyền riêng tư.
- Hệ thống P2P đa dạng: Lava Network hoạt động như một thị trường dữ liệu, nơi người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ phù hợp nhất với nhu cầu của họ.
- Tính bảo mật cao: Lava Network bảo vệ quyền riêng tư của người dùng và đảm bảo tính ẩn danh trong các truy vấn dữ liệu. Dữ liệu truy xuất từ Lava Network được hỗ trợ bởi các nhà cung cấp uy tín và đảm bảo độ tin cậy cao.
3. Sản phẩm của Lava Network là gì?
Lava Network hiện đang trong giai đoạn testnet và ra mắt dịch vụ Public RPC trên một số mạng lưới như NEAR, Evmos, Axelar,…. phục vụ cho người dùng & nhà phát triển, cụ thể như sau:
Người dùng
- Lava Network sử dụng mô hình “specs” – cho phép dễ dàng tích hợp các blockchain và dịch vụ dữ liệu mới. Nhờ vậy, nền tảng có thể mở rộng để đáp ứng nhu cầu truy cập dữ liệu đa dạng của người dùng.
- Lava Network sử dụng thuật toán định tuyến thông minh (smart router) để chuyển các yêu cầu truy cập dữ liệu đến nhà cung cấp phù hợp nhất dựa trên vị trí địa lý và hiệu suất của họ. Nhờ vậy, người dùng có thể nhận được dữ liệu nhanh chóng và mượt mà.
Nhà phát triển
- Lava SDK: Bằng cách nhập thư viện LavaSDK vào dự án, các nhà phát triển có thể dễ dàng tương tác với hơn 30 blockchain và xây dựng các dApp.
- Lava Gateway: Sản phẩm cho phép các nhà phát triển truy cập dễ dàng vào các RPC & APIs để truy cập dữ liệu từ hơn 20 blockchain.
API (Application Programming Interface) là phần mềm trung gian cho phép nhiều ứng dụng chia sẻ thông tin. Một ví dụ điển hình đó là các trang Crypto News như Cointelegraph thường tích hợp API của Coinmarketcap để hiển thị giá các đồng coin hàng đầu.
4. Tokenomics
5.1. Key Metrics
Tên Token | LAVA |
Blockchain | Arbitrum |
Contract | Updating … |
Mảng | Infrastructure |
Tổng cung | 1 tỷ |
Cung lưu hành ban đầu | Updating … |
5.2. Token Allocation & Release Schedule
Token LAVA được phân bổ như sau:
- Ecosystem & R&D: 31% – unlock 20% tại TGE và mở khóa tuyến tính trong vòng 4 năm
- Early Backers: 17% – khóa trong 1 năm đầu và mở khóa tuyến tính trong 3 năm tiếp theo
- Core Contributros: 27% – khóa trong 1 năm đầu và mở khóa tuyến tính trong 3 năm tiếp theo
- Airdrop: 25% – mở khóa hoàn toàn tại TGE
Lộ trình phân bổ token của LAVA được đưa ra với mức thời gian khá hợp lý là 4 năm. Tuy nhiên, lượng token phân bổ cho Early Backers (17%) & Core Contributors (27%) đạt tổng cộng 44% là con số khá cao – có thể gây áp lực bán lớn khi được unlock.
Vào ngày 30/07/2024, Lava Network đã tiến hành phân bổ 250 triệu token LAVA (25% tổng cung) dành cho Airdrop. Mục Airdrop sẽ chia thành 3 phần nhỏ hơn là Future Initatives (15%), Provider Drops (6.6%) và Validator Rewards (3.4%).
5.3. Token Use Case
Những use case đáng chú ý của token LAVA bao gồm:
- Trả phí gas: Người dùng sử dụng LAVA để thanh toán phí cho các giao dịch.
- Staking: Phần thưởng dành cho các validator và những người cung cấp thanh khoản
5. Hướng dẫn săn airdrop dự án Lava Network
Hiện Lava đang khởi chạy chương trình Magma, khuyến khích người dùng tham gia vào hệ sinh thái để tích điểm, điểm này có thể quy đổi thành các phần thưởng trong tương lai. Bạn có thể tham gia sớm và kiếm cơ hội nhận airdrop từ dự án theo hướng dẫn 6 bước sau:
Bước 1: Truy cập Lava – Mã mời: PP7IQ – Dự án bắt buộc phải nhập mã mời mới được tham gia bạn nhé!
Bước 2: Kết nối ví và các mạng xã hội (Hoặc bạn có thể đăng nhập bằng Gmail nếu ví không kết nối được nhé)
Bước 3: Chọn “Go to Profile” -> Copy các RPC hiển thị trong Dashboard
Bước 4: Thay đổi RPC của Lava trên từng ví Kepler, Metamask, Near Wallet, Starknet… theo các bước dưới đây:
Lưu ý:
- Không cần làm hết các loại ví nêu dưới đây. Bạn có thể chọn các ví mà mình hay sử dụng để có thể kiếm điểm nhiều nhất nhé!
- Ưu tiên tương tác trên các chain Near, Starknet và Axelar để tối ưu chi phí. Tuy nhiên, mọi người vẫn nên lựa lúc phí gas rẻ mà tương tác thêm trên chain ETH.
- Thay đổi RPC ETH trên ví Metamask:
- Mở ví Metamask -> Vào cài đặt -> Chọn mạng -> Thêm mạng mới
- Chọn thêm mạng thủ công -> Dán endpoint vào
Network Name = Lava Ethereum (hoặc tên nào cũng được)
New RPC URL = endpoint mà mọi người được nhận ở Dashboard khi đăng nhập vào Lava
Chain ID = 1 (Nếu bị báo đã sử dụng ở chain Mainnet thì cũng không sao)
Currency Symbol = ETH
- Nhấn Save -> Hoàn thành việc thay đổi RPC Lava của chain ETH
- Thay đổi RPC Axelar trên ví Leap hoặc Keplr
- Copy Mainnet RPC và LCD endpoints từ Dashboard
2. Mở ví Leap hoặc Keplr -> Thay đổi thành chain Axelar
Thay đổi chain thành Axelar
3. Vào cài đặt -> Thay đổi enpoints (Custom Endpoint) -> Thay RPC, LCD endpoints bằng Mainnet RPC và LCD endpoints mọi người copy ở bước 1 vào
4. Nhấn Save -> Hoàn thành việc thay đổi RPC Lava của chain Axelar
- Thay đổi RPC Near trên ví Sender:
- Mở ví Sender -> Chọn cài đặt -> Node RPC
- Chọn Near Mainnet -> Mở ví lên -> Chọn Node RPC
- Quay lại copy Near endpoint ở Dashboard Lava -> Chọn dấu + và dán NEAR RPC URL
Bước 4: Chọn Confirm -> Hoàn thành việc thay đổi RPC Lava của chain Near
- Thay đổi RPC Starknet trên ví Argent X:
- Mở ví Argent X -> Vào mục Cài đặt -> Chọn Cài đặt nhà phát triển
- Chọn Quản lý các Mạng
- Nhấn vào dấu + để thêm mạng
- Nhập thông tin cho từng mạng Mainnet
Network name: Mainnet
Chain ID: SN_MAIN
RPC URL: endpoint Mainnet mà mọi người được nhận ở Dashboard
- Nhập thông tin cho từng mạng Testnet
Network name: Testnet
Chain ID: SEPOLIA
RPC URL: endpoint Testnet mà mọi người được nhận ở Dashboard
- Hoàn thành việc thay đổi RPC Lava của chain Starknet
Bước 5: Sau khi hoàn thành việc thay đổi RPC Lava của các chain thì khi mọi người sử dụng ví và tương tác với các dApps (như swap, bridge, mint NFT,…) thông qua RPC này để kiếm points nhé!
Bước 6: Kiểm tra point tại Leaderboard. Point của mọi người sẽ được cập nhật hàng tuần.
Lưu ý:
- Việc thay đổi RPC trên ví của bạn sẽ không cung cấp cụm từ khôi phục hay bất cứ quyền ký giao dịch nào cho Lava và Lava không thể lấy đi số tiền của bạn khi bạn chỉ thay đổi điểm cuối RPC của mình. Tất cả tiền của bạn có trong ví vẫn sẽ được duy trì trên blockchain.
- Lava chỉ có chức năng điều phối một mạng lưới phi tập trung gồm các trình chạy nút RPC và kết nối của bạn với blockchain thông qua Lava giúp giao dịch trở nên linh hoạt hơn nhiều so với các nhà cung cấp khác.
6. Roadmap
Lộ trình phát triển của Lava Network có những điểm đáng chú ý sau:
- Giai đoạn 1 (đã hoàn thành): Ra mắt testnet và giới thiệu RPC trên Evmos, Axelar & NEAR và phát triển lên hơn 250 nhà cung cấp dữ liệu phục vụ API.
- Giai đoạn 2 (đã hoàn thành): Phát triển theo hướng modular, làm việc trực tiếp với các chuỗi để trở thành lớp truy cập (access layer) cho Web3.
- Giai đoạn 3 (Magma): Khởi chạy chương trình Magma, khuyến khích người dùng tham gia vào hệ sinh thái để tích điểm, điểm này có thể quy đổi thành các phần thưởng trong tương lai
- Mainnet: Dự kiến diễn ra vào Quý 1 năm 2024
Theo Roadmap được công bố, Lava Network hiện tại chỉ mới tiến đến giai đoạn 3. Vì vậy, nhiều khả năng kế hoạch mainnet sẽ được lùi sang quý 2 hoặc quý 3 năm 2024.
7. Đội ngũ dự án
Lava Network được sáng lập bởi 2 Co Founder là Yair Cleepr & Gil Binder:
- Yair Cleper (Co Founder & CEO): Cleper tốt nghiệp Viện công nghệ Israel và từng tạo nên nhiều startup như Business Design (cung cấp giải pháp tối ưu website), Neolithics (kiểm soát chuỗi cung ứng cho sản phẩm ăn uống) & Supersmart (giải pháp thanh toán nhanh chóng). Ông sáng lập Lava Network từ tháng 04/2022 và tiếp phát triển dự án này cho đến nay.
- Gil Binder (Co Founder & CTO): Binder hiện giữ vị trí giám đốc kỹ thuật tại Lava Network. Trước đây anh từng sáng lập nên 2 công ty là Nautilus Intelligence & Cortex Technology, tập trung vào lĩnh vực Fintech.
8. Nhà đầu tư và Đối tác
Lava Network đã huy động được tổng cộng 26 triệu USD trong 2 vòng gọi vốn, thông tin cụ thể như sau:
- Vòng 1 (Seed Round – 15/02/2024): Lava Network đã kêu gọi được 15 triệu USD trong vòng hạt giống dẫn đầu bởi các quỹ đầu tư tên tuổi như Jump Capital, HashKey Capital, Tribe Capital.
- Vòng 2 (Token Sale – 07/05/2024): Dự án huy động được thêm 11 triệu USD trong vòng token sale với sự góp mặt của quỹ Animoca Brands, Gate.io Ventures, CoinGecko Ventures cùng các tổ chức truyền thông Crypto Times Japan, Le Journal Du Coin & The Rollup.
Về lĩnh vực RPC, Lava đã hợp tác với Arbitrum, Evmos, Axelar, NEAR, Koii cùng nhiều blockchain khác để xây dựng dịch vụ Public RPC. Bên cạnh đó, Lava Network cũng đã kết nối với một số tổ chức về các mảng thanh toán và xử lý dữ liệu như Paypal, Coti, GSR, Galileo, Chainapsis, …
9. Tiềm năng và rủi ro của Lava Network
Tiềm năng của Lava Network:
- Khả năng mở rộng cao: Lava Network cho phép dễ dàng tích hợp chuỗi và dịch vụ dữ liệu mới, đáp ứng nhu cầu truy cập dữ liệu đa dạng và độc đáo của người dùng.
- Lĩnh vực Modular đầy tiềm năng: Với bản cập nhật Dencun mới đây của Ethereum, các dự án phát triển về lĩnh vực dữ liệu (Data Availability) như Lava Network, Celestia, EigenDA,… hứa hẹn sẽ được hưởng lợi nhờ tốc độ cao và phí giao dịch rẻ hơn.
- Tiềm năng Airdrop: Lava Network hiện đang khởi chạy chương trình điểm thưởng Magma & hứa hẹn sẽ ra mắt token LAVA khi mainnet. Điều này khiến cộng đồng rất kỳ vọng vào việc dự án sẽ tiến hành airdrop trong tương lai.
Rủi ro của Lava Network:
- Dự án mới: Lava Network là một dự án tương đối mới và chưa được thử nghiệm rộng rãi trên thị trường thực tế. Do đó, vẫn có những rủi ro tiềm ẩn liên quan đến tính ổn định, bảo mật và hiệu suất của nền tảng.
- Cạnh tranh cao: Thị trường truy cập dữ liệu blockchain đang có nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ như InfStones, Alchemy, QuickNode, v.v. Lava Network cần phải đưa ra những chiến lược hiệu quả để thu hút người dùng và nhà phát triển.
10. Tổng kết
Lava Network là một giải pháp đầy tiềm năng, hứa hẹn sẽ cách mạng hóa cách chúng ta truy cập và sử dụng dữ liệu blockchain. Bạn đừng bỏ lỡ những bước trải nghiệm sớm dự án mà 5Money hướng dẫn ở trên để tìm kiếm cơ hội airdrop từ Lava Network nhé!
Đọc thêm:
Miễn trừ trách nhiệm: 5Money khuyến cáo người đọc phải trang bị kiến thức sâu sắc về thị trường Crypto trước khi tham gia đầu tư. Thông tin trong bài viết không được xem là lời khuyên tài chính, 5Money không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn.
Tham gia Cộng đồng 5 Phút Crypto để thảo luận về kiến thức và kinh nghiệm đầu tư nhé!