1. Puffer Finance là gì?
Puffer Finance là giao thức Native Liquid Restaking được xây dựng trên chuỗi Ethereum và thuộc hệ sinh thái EigenLayer. Dự án nhận được khoản tài trợ 120 nghìn USD và sự hỗ trợ từ Ethereum Foundation để phát triển công nghệ lõi.
Với Native Liquid Restaking, các dự án như Puffer chỉ chấp nhận ETH từ người dùng và mang số ETH đó Stake trực tiếp vào Validator trên chuỗi Ethereum. Đồng thời, Validator này cũng tham gia vận hành AVS trên EigenLayer. Do đó, người gửi ETH nhận được cả Staking Reward từ Ethereum và Restaking Reward từ EigenLayer.
Nó khác so với khái niệm Liquid Restaking thông thường ở các dự án như EtherFi, Renzo hay KelpDAO, chỉ cho phép người dùng Restake LST để nhận lại LRT và LST được Restake vào AVS trên EigenLayer. (tham khảo bảng so sánh bên dưới)
Native Liquid Restaking | Liquid Restaking | |
Tài sản được chấp nhận | ETH | LST (stETH, rETH, cbETH,…) |
Token nhận lại | nLRT (pufETH) | LRT (rsETH, ezETH,…) |
Lợi nhuận tích lũy từ giao thức | Staking Reward và Restaking Reward | Restaking Reward |
Lợi nhuận cuối cùng người dùng nhận được | Staking Reward và Restaking Reward | Staking Reward và Restaking Reward (vì LST từ tích lũy Staking Reward) |
Rủi ro | Thấp hơn (vì chỉ restake ETH và không liên quan đến các giao thức Liquid Staking) | Cao hơn (vì restake LST và liên quan đến các giao thức Liquid Staking) |
Điểm nổi bật của dự án:
- Công nghệ chống Slashing (phạt) giúp người dùng stake ETH không phải chịu rủi ro cắt giảm cổ phần do Validator hoạt động sai.
- Người dùng stake ETH kiếm được cả phần thưởng Staking Reward và Restaking Reward.
- Người dùng stake ETH kiếm được phần thưởng ngay cả khi Validator hoạt động kém hiệu quả nhờ việc khóa vé xác thực (VTs).
- Tăng cường khả năng phi tập trung khi khuyến khích Validator mới tham gia vận hành mạng lưới Ethereum PoS.
2. Sản phẩm của Puffer Finance là gì?
2.1 Sản phẩm
Puffer Finance là giao thức cho phép người dùng Stake ETH và tham gia chạy trình xác thực (Validator):
Stake ETH
Người dùng stake ETH vào Puffer Finance để nhận lại nLRT (Native Liquid Restaking Token) pufETH cùng phần thưởng Staking Reward và Restaking Reward.
pufETH (nLRT) sẽ tự động tích lũy lợi nhuận từ Staking Reward (Ethereum PoS) và Restaking Reward (EigenLayer) dẫn đến giá trị của Token sẽ tăng lên theo thời gian. Bên cạnh đó, người nắm giữ pufETH có thể sử dụng nó trong thị trường DeFi như: cung cấp thanh khoản, giao dịch, thế chấp,…
Ở giai đoạn testnet, dự án chỉ hỗ trợ tài sản gửi là stETH và wstETH. Hiện tại, Puffer đã chính thức mainnet và chấp nhận thêm tài sản mới là ETH. Kể từ đây giao thức sẽ chuyển toàn bộ stETH, wstETH sang ETH để stake vào các Validator trên Ethereum tham gia vạn hàng AVS của EigenLayer. Quá trình này không những giảm thị phần của Lido mà còn tăng cường tính phi tập trung cho mạng Ethereum, vốn đang chiếm hơn 28% thị phần staking trên hệ thống này.
Puffer Finance có TVL hơn 1.4 tỷ USD chiếm khoảng 13% thị phần mảng Liquid Restaking. Với TVL này thì giao thức có thể chiếm khoảng 2.7% thị phần Staking trên chuỗi Ethereum.
Chạy trình xác thực
Người dùng có thể đăng ký chạy trình xác thực (Validator) trên mạng lưới Ethereum và vận hành AVS của EigenLayer.
Người đăng ký chạy trình xác thực trên Ethereum thông qua Puffer Finance có thể cùng lúc chạy một hoặc nhiều AVS trên EigenLayer. Tức là trình xác thực của họ vừa thuộc mạng lưới PoS Ethereum, vừa thuộc AVS.
Người chạy trình xác thực chỉ cần khóa lượng pufETH trị giá 1 ETH hoặc 2 ETH để tham. Nếu thế chấp 1 ETH thì cần cài đặt công nghệ chống Slashing từ dự án, còn không sử dụng công nghệ này thì chỉ cần thế chấp 2 ETH.
2.2 Cơ chế hoạt động
Cơ chế hoạt động của Puffer Finance sẽ được đơn giản hóa qua 6 bước dưới đây:
- Bước 1: Người dùng (Staker) Stake ETH vào Puffer Vault.
- Bước 2: Puffer Vault mint pufETH gửi lại cho Staker.
- Bước 3: Node Operator (nhà vận hành node, cũng là nhà vận hành Validator) thế chấp pufETH và 28 VTs (vé xác thực) vào giao thức Puffer.
- Bước 4: Puffer Vault sẽ chuyển 32 ETH để ủy quyền cho Node Operator vận hành Validator.
- Bước 5: Validator restake ETH của mình vào AVS trên Eigen Layer.
- Bước 6: Node Operator nhận về 100% phần thưởng Stake Reward từ Ethereum và một phần trong Restaking Reward.
Cho bạn nào chưa biết thì node là một máy tính tham gia vào chuỗi Blockchain. Nó cung cấp sức mạnh tính toán và nơi lưu trữ dữ liệu cho mạng lưới. Còn Node Operator là nhà vận hành node và quản lý node. Validator thì được chạy bởi node nên Node Operator cũng chính là người quản lý Validator.
Trong cơ chế hoạt động được mô tả ở trên có khái niệm VTs, được viết đầy đủ là Validator Tickets (vé xác thực). Vé xác thực này được đúc bằng ETH, cụ thể là người vận hành trình xác thực sẽ Stake ETH để đúc VTs. Vé xác thực đại diện cho một ngày hoạt động của Validator. Nếu muốn chạy trình xác thực thì cần khóa ít nhất 28 VTs, đại diện cho giấy phép hoạt động trong 28 ngày.
Qua mỗi ngày hoạt động thì một vé của Validator sẽ bị đốt đi. Khi hết vé, trình xác thực sẽ không được hoạt động nữa, người dùng cần nạp ETH để đúc vé mới và gia hạn để tiếp tục hoạt động.
Thực ra vé xác thực chính là phần thưởng (Staking Reward từ Ethereum) hằng ngày mà người Stake ETH cho Validator nhận được. Puffer Finance sử dụng mô hình khóa vé này để giúp người Stake kiếm được lợi nhuận ổn định hơn mà không bị ảnh hưởng bởi hiệu suất hoạt động của Validator. Mặt khác, vì Validator đã trả trước lợi nhuận cho Staker nên họ sẽ nhận toàn bộ phần thưởng Staking Reward từ Ethereum. Nhờ đó, mô hình này cũng khuyến khích Validator hoạt động hiệu quả hơn để kiếm được nhiều lợi nhuận hơn, còn không họ sẽ có khả năng thua lỗ.
2.3 Công nghệ
Puffer Finance nhận được khoản tài trợ từ Ethereum Foundation để phát triển công nghệ giúp ngăn chặn các hành vi xấu từ trình xác thực (validator) và ứng dụng vào giao thức:
- Secure-Signer: Là một công cụ ký từ xa được thiết kế để bảo vệ các Validator trong quá trình xác thực giao dịch trên Ethereum Proof of Stake (PoS). Công cụ này rất quan trọng trong việc bảo vệ private keys của Validator, nhằm ngăn ngừa việc mất mát tài sản do việc bị đánh cắp key hoặc các rủi ro liên quan đến slashing.
Mô phỏng quá trình hoạt động của Secure-Signer
- RAVe: Là bộ hợp đồng thông minh cho phép Node/Validator chứng minh rằng họ đang chạy các hợp đồng thông minh Secure-Signer để có quyền truy cập giao thức. Giúp nâng cao bảo mật, cung cấp khả năng tính toán ngoài chuỗi cho Node/Validator.
3. Tiềm năng và rủi ro
3.1 Tiềm năng
Puffer Finance giúp người dùng kiếm được cả Staking Reward và Restaking Reward với công nghệ chống Slashing hiện đại nhất. Nhờ đó mà dự án trở nên nổi bật hơn so với các đối thủ như Lido, Rocket Pool, EtherFi,…
Chưa kể, các dự án như Lido đang chiếm gần 29% thị phần trên chuỗi Ethereum. Và khi một giao thức chiếm khoảng 33% thị phần thì nó có thể tấn công mạng lưới. Nên để tránh rủi ro tập trung phần lớn thị phần vào dự án lớn, các sản phẩm mới có công nghệ tốt hơn như Puffer sẽ được cộng đồng ủng hộ nhằm tránh khả năng tấn công xảy ra.
3.2 Rủi ro
Bên cạnh đó, Puffer Finance cũng chứa nhiều rủi ro đáng chú ý sau:
- Bị tấn công: Đối với tất cả các giao thức DeFi, không riêng gì Puffer chỉ một lỗ hổng nhỏ dẫn đến việc dự án bị tấn công thì người dùng sẽ bị thiệt hại lớn. Bên cạnh đó, dự án còn liên kết với mô-đun restake của EigenLayer, nên cũng bị ảnh hưởng nếu dự án này gặp vấn đề.
- pufETH bị giảm giá trị: Các yếu tố biến động của thị trường cũng có thể dẫn đến việc Token pufETH bị bán tháo trên thị trường, điều này cũng ảnh hưởng đến người nắm giữ và cung cấp thanh khoản cho Token.
- Slashing: Tuy Puffer có công nghệ giúp chống lại Slashing nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn. Và nhiều Validator thuộc dự án cũng có quyền không sử dụng công nghệ này.
- Rủi ro cạnh tranh: Mảng này rất tiềm năng nhưng cũng đang cạnh tranh rất khốc liệt với những cái tên như EtherFi, Renzo, KelpDAO, Swell,…
4. Đội ngũ dự án
- Jason Vranek (Contributor): Ông tốt nghiệp Tiến sĩ chuyên ngành Khoa học máy tính tại University of California. Có kinh nghiệm làm kỹ sư nghiên cứu cho Chainlink Labs.
- Amir Forouzani (Contributor): Tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Điện và Điện tử tại University of Southern California. Từng làm Data Scientist (chuyên gia phân tích dữ liệu) cho NASA Jet Propulsion Laboratory (một chi nhánh của NASA).
- Jeff Zhao (Lead Rust Blockchain Developer): Có kinh nghiệm nhiều năm làm Software Engineer (kỹ sư phần mềm) tại các công ty như Circle, Alice, Alder Labs.
Đội ngũ phát triển Puffer Finance có năng lực tốt với trình độ tiến sĩ, thạc sĩ. Từng làm việc cho các tổ chức lớn như NASA, Circle, Chainlink. Tuy nhiên, đội này chỉ mạnh ở phần kỹ thuật và chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc với thị trường tài chính, đặc biệt là DeFi.
5. Nhà đầu tư
Puffer Finance huy động tổng cộng hơn 24 triệu USD qua các vòng gọi vốn sau:
- 01/06/2022: Vòng Pre-Seed huy động được 650 nghìn USD với sự dẫn đầu của Jump Crypto và các nhà đầu tư tham gia cùng là Arcanum Capital, IoTeX.
- 01/11/2022: Dự án nhận được tài trợ 120 nghìn USD từ Ethereum Foundation.
- 08/08/2023: Vòng Seed huy động 5.5 triệu USD được dẫn đầu bởi Lemniscap và Faction, cùng sự tham gia của các quỹ như: Animoca Brands, SNZ Holding, Brevan Howard Digital, Canonical Crypto,…
- 30/01/2024: Dự án nhận được đầu tư từ quỹ Binance Labs trong một vòng riêng, không công bố thông tin chi tiết.
- 16/04/2024: Vòng Series A huy động được 18 triệu USD với sự dẫn đầu của Electric Capital và Brevan Howard, cùng sự tham gia của Coinbase Venture, ConsenSys, Animoca Brands, Mechanism Capit, Lemniscap, GSR, LongHash Ventures, Franklin Templet,…
6. Tokenomics
Dự án đang ở giai đoạn mainnet và cho phép gửi ETH, stETH, wstETH để kiếm được Puffer Point, Eigen Point với cơ hội nhận Airdrop từ Puffer Finance và EigenLayer. Mời bạn theo dõi 5 Phút Crypto để cập nhật các tin tức mới nhất về Puffer Finance nhé!
7. Roadmap
Update…
8. Kênh thông tin Puffer Finance
9. Tổng Kết
Puffer Finance là dự án sử dụng công nghệ stake tiên tiến nhất với sự hỗ trợ từ Ethereum Foundation. Dự án giúp người dùng stake ETH kiếm cả phần thưởng Staking Reward và Restaking Reward. Tuy nhiên, là một dự án DeFi nên Puffer cũng tiềm ẩn một số rủi ro. Nên bạn cũng phải cân nhắc kỹ trước khi tham gia sử dụng giao thức.
Đọc thêm: Lagrange là gì? Một trong những AVS đầu tiên của EigenLayer
Miễn trừ trách nhiệm: 5Money khuyến cáo người đọc phải trang bị kiến thức sâu sắc về thị trường Crypto trước khi tham gia đầu tư. Thông tin trong bài viết không được xem là lời khuyên tài chính, 5Money không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn.
Tham gia Cộng đồng 5 Phút Crypto để thảo luận về kiến thức và kinh nghiệm đầu tư nhé!