1. Ethena là gì?
Ethena là dự án Stablecoin thuộc hệ sinh thái Ethereum, là dự án đầu tiên giới thiệu khái niệm Synthetic Dollar và Internet Native Yield. Khái niệm Synthetic Dollar bắt nguồn từ Stablecoin mà dự án phát triển gắn Peg với USD và được tổng hợp từ tài sản thế chấp ETH, stETH, BTC cùng các vị thế Short ETH, BTC. Còn Internet Native Yield mang ý nghĩa rằng lãi suất của Stablecoin hoàn toàn đến từ Internet.
Lợi nhuận Stablecoin đến từ phí Funding Rate của các vị thế Short ETH, BTC trên sàn CEX hay DEX. Ngoài ra, khi dùng stETH làm tài sản thế chấp thì Stablecoin còn có phần thưởng Staking Staking Reward khoảng 3% đến 4% nhưng phí Funding Rate thì cao hơn, dao động từ 0% đến 20% mỗi năm.
Dự án được đánh giá cao từ các quỹ đầu tư hàng đầu thị trường như Binance Labs, Dragonfly Capital, Lightspeed,… Tuy nhiên cũng có nhiều luồng ý kiến trái chiều về rủi ro của dự án này từ các nhà phân tích trong thị trường.
2. Sản phẩm của Ethena là gì?
2.1 Sản phẩm
Ethena có 2 sản phẩm chính là USDe và sUSDe:
- USDe: Là Stablecoin được gắn Peg 1:1 với USD. Có thể sử dụng các loại tài sản ổn định như USDC, USDT, DAI, crvUSD, mkUSD, GHO để mua USDe trên DEX hoặc ngay trong giao diện người dùng của Ethena.
- sUSDe: Là loại tài sản mang lợi nhuận từ việc tích lũy Staking Reward và Funding Rate. sUSDe ban đầu có giá trị tương đương với USDe, nhưng càng về sau 1 sUSDe càng có giá trị cao hơn 1 USDe. Mô hình này giống với rETH hay wstETH.
Nắm giữ USDe, bạn có thể sử dụng nó như các Stablecoin thông trường trong TradeFi (USDC, USDT, DAI). Và bạn chỉ có thể kiếm được APR khi đã Stake USDe vào Ethena và nhận về sUSDe. Trong tương lai, sUSDe còn được làm tài sản thế chấp trên các giao thức Lending, Perp DEX,…
2.2 Cơ chế hoạt động của Ethena là gì?
Cơ chế hoạt động của Ethena được giải thích như sau: Người dùng mint hoặc mua USDe bằng Stablecoin. Ethena chuyển hoàn toàn tài sản thế chấp của người dùng thành LST. Sau đó, lượng tài sản LST đang thế chấp để mint USDe này được gửi đến các sàn CEX (Binance, Bybit, OKX,…) và tiếp tục dùng nó cho vị thế Short ETH 1x với khối lượng bằng chính lượng tài sản thế chấp.
Ví dụ minh họa cho cơ chế hoạt động của Ethena: Nam mua 5000 USDe trên Ethena bằng 5000 USDT. Lượng USDT mà Ethena nhận được từ Nam sẽ được chuyển thành 1 stETH (giả sử ETH đang có giá 5000 USDT). Và 1 stETH đó được dùng làm tài sản để mở lệnh Short ETH 1x với khối lượng 1 ETH trên sàn CEX.
Ở ví dụ trên, do vị thế mint USDe của Nam được thế chấp bằng 1 stETH và vị thế Short với khối lượng 1 ETH nên vị trí của Nam sẽ không bao giờ bị thanh lý cho dù giá của ETH có biến động theo chiều nào.
Nhưng vì lo ngại về rủi ro mất peg giữa stETH và ETH nên dự án đang chuyển dần tài sản thế chấp là stETH sang ETH, BTC. Khi thế chấp bằng BTC, ETH thì Stablecoin chỉ tích lũy được lợi nhuận từ Funding Rate của các vị thế Short ETH, BTC và không có thêm phần thưởng Staking Reward như sử dụng stETH làm tài sản thế chấp.
Trong tương lai, Ethena có thể mở rộng sang việc sử dụng tài sản Altcoin có vốn hóa lớn như SOL để kiếm được nhiều phí Funding Rate từ vị thế Short do các tài sản này thường tăng giá mạnh. Nhưng đi kèm với đó là rủi ro biến động, cũng như dễ bị tấn công hơn.
2.3 Lợi nhuận của sUSDe đến từ đâu?
Như đã được đề cập trước đây, lợi nhuận hay lãi suất sUSDe đến từ Staking Rewward của tài sản thế chấp (LST) và phí Funding Rate khi Short ETH trên các sàn CEX, DEX.
Staking Reward từ LST thế chấp sẽ mang lại mức APR ổn định hơn dao động từ 3% đến 4% do dự án nắm giữ nhiều LST bao gồm stETH, WBETH,…
Phí Funding Rate mà các vị thế Short ETH mang lại với APR trung bình khoảng dưới 10% mỗi năm. Vào các năm Uptrend, ETH tăng mạnh thì có thể kiếm về APR khoảng 15% nhưng sẽ không kiếm được phần thưởng hoặc vị thế âm đối với năm thị trường giảm mạnh.
2.4 Tiềm năng của Ethena là gì?
Nhu cầu đối với dạng tài sản như Stablecoin là rất lớn trong thị trường. Nó phục vụ cho mục đích trao đổi, phân bổ danh mục đầu từ và được xem là tài sản trú ẩn. Hầu hết trong mỗi Portfolio đều có một phần Stablecoin để phòng thủ và phần này sẽ lớn hơn trong thị trường Downtrend.
Vậy một Stablecoin có tính ổn định cao vừa có thể giúp dự trữ tài sản vừa giúp kiếm được APR hàng chục phần trăm mỗi năm thì liệu có hấp dẫn hay không?
Bằng chứng là Stablecoin sDAI của MakerDAO mang APR 5% từ trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ đã thu hút hàng tỷ đô la. Nên với mức APR đến 30% mỗi năm, cao chưa từng có đối với Stablecoin thì nhanh thôi, hàng tỉ đô la tiếp theo sẽ đổ vào dự án này.
Chưa kể, bạn còn mang được sUSDe vào thị trường DeFi để sử dụng làm tài sản thế chấp trên một số giao thức Lending, Perp DEX hay Trading Yield như Pendle.
2.5 Rủi ro khi tham gia dự án Ethena là gì?
Tuy nhiên, với cơ chế và mô hình hoạt động thì USDe cũng tồn tại một số rủi sau nếu so với các stablecoin truyền thống (USDT, USDC):
- stETH depeg: stETH mất peg dẫn đến việc tài sản thế chấp cho vị thế short ETH không còn đảm bảo và thanh lý hàng loạt, đồng nghĩa với việc tài sản thế chấp bị mất trắng cũng như USDe bị giảm giá trị nặng nề.
- Rủi ro bên thứ 3: Tài sản stETH được chuyển đến nhiều sàn CEX và DEX để làm tài sản thế chấp và mở lệnh Short ETH. Điều này gây rủi ro mất tài sản khi một trong các sàn này gặp vấn đề thanh khoản.
- Rủi ro trượt giá: Khi lượng lớn người dùng rút USDe ra Stabelcoin khác thì sẽ gây ra chênh lệch giá ETH và stETH lớn do đóng vị thế short ETH và bán stETH. Lệnh cũng không diễn ra nhanh chóng vì nó được Ethena xử lý thủ công và dễ bị tấn công MEV, chưa kể chênh lệch giá khi swap ở các Pool thanh khoản.
- Lỗi Oracle: Đội khi stETH không bị mất peg nhưng Oracle trên các sàn giao dịch cập nhật giá sai cũng có thể dẫn đến thanh lý vị thế Short ETH được thế chấp bằng stETH.
- Downtrend: Phần lớn lợi nhuận của USDe đến từ phí funding rate của lệnh short ETH, nên nếu vào downtrend thì phí này có thể âm và người nắm giữ USDe sẽ không kiếm được lợi nhuận hoặc thâm chí là thua lỗ.
Đọc thêm: Scroll là gì? Hướng dẫn săn airdrop dự án Scroll
3. Đội ngũ dự án
- Guy Young – Founder at Ethena Labs: Với kinh nghiệm 6 năm đầu tư cho quỹ Cerberus Capital Management.
- Elliot Parker – Product: Tốt nghiệp Cử nhân kinh tế chuyên ngành Kế Toán tại trường The Australian National University. Có kinh nghiệm trong ngành giao dịch phái sinh, từng làm giám đốc tại Tradeparadigm và quản lý cộng đồng tại Deribit.
- Brian Grosso – Head of Full Stack Eng: Với kinh nghiệm nhiều năm làm Kỹ sư phần mềm cho nhiều công ty như Capital One, BeamQL, Dottid.
- Amine Mounazil – Research Analyst: Trình độ học vấn Thạc sĩ Kinh tế và có kinh nghiệm phân tích, nghiên cứu về sản phẩm và thị trường ở các công ty như SUN ZU Lab, Kaiko, CoinShares France, CMA CGM, Synergie Media.
- Seraphim Czecker – Head of Growth: Với kinh nghiệm quản lý tài chính, quản lý rủi ro và từng làm việc cho vài tên tuổi lớn trong ngành như Goldman Sachs, Euler Labs, Lido Finance.
Đội ngũ phát triển Ethena là những người tài năng, có năng lực và kinh nghiệm cả trong thị trường truyền thống lẫn thị trường Crypto. Họ từng làm việc cho nhiều tổ chức lớn như Goldman Sachs, Wintermute, Aave, Lido, Tradeparadigm,…
4. Nhà đầu tư
- 17/07/2023: Vòng Seed huy động được $6.5M được dẫn đầu bởi Dragonfly Capital cùng sự tham gia của các quỹ và các sàn CEX như: Wintermute, Delphi, GSR, Lightspeed, OKX, Bybit, Deribit, Gemini, Houbi,…
- 15/02/2024: Vòng Funding huy động từ Binance Labs với số tiền không được công bố.
- 16/02/2024: Vòng Strategic huy động $14M với định giá $300M được lead bởi DragonFly, Maelstrom cùng sự tham gia của một số nhà đầu tư như: Paypal, Franklin, Fidelity, Binance Labs, Deribit, Gemini, Kraken.
Ethena được các quỹ đầu tư đánh giá cao khi huy động được hơn $20M, riêng Dragonfly dẫn đầu 2 vòng gọi vốn và Binance Labs tham gia vòng đầu tư riêng.
5. Tokenomics
5.1 Thông tin Token
Tên Token | ENA |
Blockchain | Ethereum |
Contract | 0x57e114B691Db790C35207b2e685D4A43181e6061 |
Chuẩn Token | ERC 20 |
Mảng | Stablecoin |
Tổng cung | 15 tỷ |
Cung lưu hành ban đầu | 1.425 tỷ |
5.2 Token Allocation
- Core Contributors – 30%: Phân phối cho nhóm Ethena Labs và các cố vấn đã làm việc trên giao thức để phát triển USDe.
- Investors – 25%: Phân bổ cho các nhà đầu tư ủng hộ sự phát triển của giao thức Ethena, để khởi động giao thức và quỹ dự trữ nhằm hỗ trợ việc ra mắt Ethena.
- Foundation – 15%: Phân bổ này sẽ được sử dụng cho các sáng kiến tiếp theo nhằm mở rộng phạm vi tiếp cận của USDe.
- Ecosystem Development – 30%: Phân bổ để phát triển hệ sinh thái, trong đó 5% đầu tiên được airdrop cho người dùng Ethena trước khi ra mắt Token. Phần còn lại sẽ được quản lý bởi DAO và dành cho các chương trình, hợp tác thúc đẩy sự phát triển của dự án.
5.3 Token Vesting
Token của Core Contributors & Investors sẽ được khóa trong 9 tháng kể từ lúc list sàn và 25% được mở khóa trong 3 tháng tiếp theo. Phần còn lại được trả hàng tháng trong 3 năm.
Nguồn cung lưu thông ban đầu của dự án rất thấp, chỉ khoảng 1.425 tỷ ENA ~ 9.5% tổng cung. Trong đó, phần lớn đến từ Airdrop (5%) và một phần phân bổ cho Ecosystem và Foundation.
Giai đoạn quý 1 năm 2025 rất đáng chú ý vì dự án sẽ có đợt trả token rất lớn cho Core Contributors và Investors, chiếm khoảng 13.75% tổng cung ENA.
5.4 Token Use Case
ENA được sử dụng chính cho việc quản trị dự án . Ngoài ra, Token được sử dụng để khuyến khích người dùng và làm quỹ dự trữ để phát triển các sản phẩm trong tương lai.
ENA hiện đã niêm yết trên các sàn CEX lớn như Binance, Bybit, Kucoin, Gate, MEXC,…
6. Roadmap
Lộ trình phát triển của Ethena trong năm 2024 là sẽ đưa USDe và sUSDe vào thị trường TradFi, CeFi, DeFi.
- TradFi: Thị trường lợi suất có quy mô hơn 130 nghìn tỷ từ nhiều loại tài sản, quỹ hưu trí, vốn bảo hiểm,… nằm trong các sản phẩm thu nhập cố định. Vì sUSDe cũng có khả năng mang lại lợi nhuận cao nên khá phù hợp với các loại hình này.
- CeFi & DeFi: Đưa USDe trở thành tiền tệ trên các sàn CEX, DEX mở ra các trường hợp giao dịch mới. Đặc biệt là dùng sUSDe làm tài sản thế chấp cho các thị trường tiền tệ (Lending), phái sinh,…
Ngoài ra, dự án sẽ phát triển mạng lưới Ethena để hỗ trợ cho các sản phẩm sẵn có của giao thức. Việc này giúp dự án kiếm được một khoản phí được trả bằng USDe từ các bên sử dụng Stablecoin này.
7. Kênh thông tin của Ethena
8. Tổng Kết
Ethena đã mang lại cho thị trường một mô hình Stablecoin với khả năng tạo ra lợi nhuận hàng chục phần trăm mỗi năm, nhờ đó mà dự án cực kỳ thu hút người dùng với bằng chứng là TVL đã vượt mốc 1.3 tỷ USD sau hơn 3 tháng ra mắt.
Ngay cả việc sUSDe được dùng trong thị trường DeFi thì mức lợi nhuận mà Stablecoin này mang lại còn nhiều hơn thế nữa. Một dòng tiền lớn không tưởng sẽ đổ vào Ethena làm chúng ta liên tưởng đến UST của LUNA mùa trước.
Đây cũng chính là rủi ro mà người dùng cần cẩn trọng khi tham gia vào các giao thức như Ethena. Cơ hội lợi nhuận cao thì thường đi cùng với rủi ro và Ethena cũng không ngoại lệ. Dự án phải đối mặt với một số rủi ro như bên thứ 3 hay mất Peg giữ LST và ETH. Những tình huống đó xảy ra sẽ ảnh hưởng xấu đến dự án và khiến Ethena tổn thất hay thiệt hại lớn.
Tuy nhiên không thể phủ nhận Ethena có thể là một điểm nhấn của thị trường DeFi nói chung và hệ sinh thái Ethereum nói riêng. Chúng ta cùng đón chờ xem dự án này sẽ phát triển như thế nào trong thời gian tới nhé!
Miễn trừ trách nhiệm: 5Money khuyến cáo người đọc phải trang bị kiến thức sâu sắc về thị trường Crypto trước khi tham gia đầu tư. Thông tin trong bài viết không được xem là lời khuyên tài chính, 5Money không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn.
Tham gia Cộng đồng 5 Phút Crypto để thảo luận về kiến thức và kinh nghiệm đầu tư nhé!