1. Pendle là gì?
Pendle là giao thức DeFi được phát triển với mục tiêu trở thành thị trường giao dịch lợi nhuận hàng đầu, nơi mà người dùng có thể thực hiện các chiến lược đầu tư khác nhau.
Cụ thể là dự án sẽ khóa Token mang lợi nhuận như LST (stETH, rETH,…), RWA (sDAI), LRT (rsETH,…),… mà người dùng đã gửi vào và cho họ nhận lại YT-Token. YT-Token sẽ đại diện cho khoảng tiền gửi và lợi nhuận tương lai mà người gửi mong muốn.
Ví dụ: Người dùng stake 1 stETH (APR-4%) trong 4 năm thì sẽ nhận được YT-stETH, nó bao gồm giá trị của 1 stETH và APR Staking trong 4 năm tương đương với 16%.
Cũng nhờ đó mà Pendle đã TVL đạt hơn 4.5 tỷ USD và Token của dự án tăng trưởng hàng trăm lần kể từ đáy.
2. Cơ chế hoạt động và sản phẩm của Pendle là gì?
2.1 Cơ chế hoạt động
Như đã nêu ở trên, dự án sẽ khóa Token mang lợi nhuận mà người dùng gửi vào và cho họ nhận lại YT-Token. Đây là token đại diện cho khoảng tiền gửi và lợi nhuận tương lai mà người dùng sẽ nhận được.
Để thuận tiện cho việc giao dịch cũng như sử dụng thì Pendle đã chia YT-Token thành 2 phần gồm PT-Token (đại diện phần tài sản gốc), YT-Token (đại diện phần lợi nhuận).
Cả PT, YT đều được giao dịch mua bán dựa theo AMM trên Pendle và có ngày đáo hạn (ngày đổi lại tài sản gốc). Nhờ đó, người nắm giữ Token có quyền bán chúng bất cứ lúc nào để đổi lại tài sản gốc. Tuy nhiên, họ phải chịu tổn thất vì chưa đến hạn mở khóa thanh khoản cũng như phụ thuộc vào giá thị trường.
Chưa kể việc có thể sử dụng PT và YT trong thị trường DeFi, điển hình như cho vay hoặc vay PT trên Silo Finance. Trong tương lai, loại tài sản này sẽ được chấp nhận rộng rãi trên nhiều giao thức.
2.2 Sản phẩm của Pendle là gì?
2 sản phẩm chính của dự án là Pendle Trade và Pendle Earn:
- Pendle Earn: Giao diện để người dùng đúc Token với lợi nhuận tương lai và cung cấp thanh khoản cho AMM.
- Pendle Trade: Cho phép người dùng giao dịch lợi nhuận bằng cách mua hoặc bán PT và YT.
AMM của Pendle lấy cảm hứng từ Notional Finance (dự án tương tự Pendle), được tinh chỉnh thêm để mang lại tính thanh khoản tốt nhất và phù hợp nhất với môi trường Yield Trading. Trong đó, người cung cấp thanh khoản nhận sẽ nhận được: phí hoán đổi, ưu đãi PENDLE, hưởng lợi nhuận từ phần tổn thất của PT và YT bán trước hạn.
Ngoài ra, dự án sử dụng mô hình veToken cho mã thông báo quản trị. Nó là hệ thống quản trị của giao thức Pendle, khóa Token PENDLE càng lâu (tối đa 2 năm) thì nhận về nhiều vePendle hơn. Nắm giữ vePendle có quyền tham gia quản trị và bỏ phiếu khuyến khích cho nhóm thanh khoản (việc bỏ phiếu cho một nhóm sẽ cho phép bạn nhận 80% phí hoán đổi mà nhóm đó thu được). Nhóm thanh khoản nhận nhiều phiếu bầu nhất sẽ nhận được chia nhiều Token PENDLE khuyến khích nhất và quá trình này được thực hiện trong mỗi kỷ nguyên (7 ngày).
3. Tiềm năng và rủi ro
3.1 Tiềm năng
Pendle là dự án có tiềm năng rất lớn khi cho phép người dùng nhận trước phần lợi nhuận trong tương lai từ tài sản cơ bản của họ. Với phần lợi nhuận này, họ có thể sử dụng trong thị trường DeFi hoặc bán với giá chiết khấu để đổi lấy tài sản gốc.
Thị trường cho tài sản mang lợi nhuận là vô cùng lớn với đa dạng các loại như LST, LRT, RWA, LP Token,… Bằng chứng là lĩnh vực DeFi có giá trị hơn 95 tỷ USD, phần lớn thuộc dạng tài sản mang lợi nhuận như: LST từ Liquid Staking, CToken và aToken từ Lending, LP Token từ AMM DEX, LRT từ Liquid Restaking,….
Lượng thanh khoản vô cùng lớn ở DeFi có tiềm năng đổ vào Pendle và đẩy TVL của Pendle lên cao nhờ động lực lấy lợi nhuận tương lai để làm tăng vốn ban đầu cho Farming hoặc đầu tư.
3.2 Rủi ro
Về Pendle thì có một số rủi ro liên quan như sau:
- Tài sản mang lợi nhuận mất giá trị: Pendle chấp nhận tài sản mang lợi nhuận từ các giao thức khác, nên tài sản đó có thể mất giá trị do giao thức bị tấn công hoặc ảnh hưởng bởi yếu tố thị trường đều dẫn đến tổn thất cho người dùng và giao thức.
- Rủi ro trượt giá: Khi Pool AMM trên Pendle có thanh khoản kém thì mua bán PT hay YT Token đều phải chịu trượt giá lớn.
- Rủi ro bảo mật: Bảo mật là điều đáng quan tâm của Pendle, một cuộc tấn công xảy ra có thể làm dự án sụp đổ.
- Thổi phồng thanh khoản: Vì Pendle tự in ra Token đại diện cho lợi nhuận trong tương lai nên làm thanh khoản thị trường hiện tại tăng lên so với thực tế.
4. Đội ngũ phát triển Pendle
Pendle được phát triển với đội gồm một số thành viên như: TN Lee (Co-Founder) trước đây là giám đốc BD tại Kyber Network, Vu Nguyen (Co-Founder) trước đây là dev tại Digix, Dan Wongso (Growth Lead), Long Vuong Hoang (Engineering Lead), Ken Chia (Institutional Business Lead),…
Về thông tin chi tiết của từng thành viên thì không được tiết lộ. Nhưng đây là một dự án được thành lập và có nhiều thành viên là người Việt Nam.
5. Nhà đầu tư
- 16/04/2021: Vòng Private huy động được 3.7 triệu USD từ các quỹ như HashKey Capital, Mechanism Cap, CMS Holdings, Lemniscap,…
- 28/04/2021: Vòng IDO huy động được 11.83 triệu USD từ cộng đồng.
- 23/08/2023: Vòng Funding được Binance Labs đầu tư riêng nhưng không công bố số tiền cụ thể.
- 09/11/2023: Vòng Strategic được quỹ The Spartan Group đầu tư riêng nhưng không tiết lộ số tiền cụ thể.
6. Tokenomics
6.1 Thông tin Token
Tên Token | PENDLE |
Blockchain | Ethereum |
Contract | 0x808507121b80c02388fad14726482e061b8da827 |
Chuẩn Token | ERC 20 |
Mảng | Fixed Interest / Trading Yield |
Tổng cung | 258.446.028 |
6.2 Token Allocation và Token Vesting
- Liquidity Incentives (37%): Phân bổ dành để khuyến khích thanh khoản trên Pendle.
- Team (22%): Phân bổ dành cho các thành viên phát triển dự án.
- Ecosystem Fund (16%): Quỹ phát triển hệ sinh thái.
- Private Round (15%): Phân bổ cho các nhà đầu tư vòng Private.
- Liquidity Bootstrapping Pool (7%): Phân bổ dành cho IDO trên Balancer
- Binance Launchpool (2%): Phân bổ cho Binance Launchpool để tạo thanh khoản ban đầu khi listing Binance.
- Advisors (1%): Phân bổ cho các nhà cố vấn đã hỗ trợ cho dự án.
Tất cả Token đã được mở khóa từ tháng 04 năm 2023 và Pendle đã chuyển sang mô hình phát thải vĩnh viễn, tức là tổng cung sẽ luôn tăng lên vì Token được in thêm để khuyến khích thanh khoản. Cho đến tháng 04 năm 2026 thì phát thải sẽ ổn định ở mức 2% mỗi năm, hay nói cách khác là lạm phát 2%/năm.
6.3 Token Use Case
Token PENDLE được sử dụng để quản trị dự án và khuyến khích thanh khoản thông qua vePENDLE.
6.4 Sàn giao dịch
Token PENDLE được giao dịch trên các sàn như:
- CEX: Binance, Bybit, Kucoin, Gate, Crypto.com, Bithumb, Bitget,…
- DEX: Uniswap, Balancer, Trader Joe, Camelot, Pancakeswap, Sushiswap,…
7. Roadmap
Update…
8. Kênh thông tin của Pendle
9. Tổng Kết
Tuy Pendle không phải là người tiên phong trong lĩnh vực hiện tại nhưng sản phẩm đã được cải tiến tốt hơn rất nhiều so với các dự án trước đó như BarnBridge, Notional,… Bằng chứng là dự án đã quản lý hơn 4.5 tỷ USD TVL, xếp đầu mảng Fixed Interest hay Trading Yield hiện tại.
Ngoài sản phẩm được tối ưu ra thì Pendle còn nắm bắt xu hướng rất tốt, chấp nhận nhiều tài sản đang là xu thế như: LST, LRT, GLP của LP Token GMX, sUSDe của Ethena, sDAI của MakerDAO,…
Bên cạnh đó, Pendle còn được sử dụng nhiều cho các chiến lược Farm Point Airdrop gần đây nhờ vào việc tăng vốn bằng lợi nhuận tương lai hay người vốn ít cũng có thể mua YT Token trên thị trường với giá chiết khấu để kiếm được nhiều Point hơn.
Đọc thêm: Symbiotic là gì? Thách thức ngôi vương của EigenLayer
Miễn trừ trách nhiệm: 5Money khuyến cáo người đọc phải trang bị kiến thức sâu sắc về thị trường Crypto trước khi tham gia đầu tư. Thông tin trong bài viết không được xem là lời khuyên tài chính, 5Money không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn.
Tham gia Cộng đồng 5 Phút Crypto để thảo luận về kiến thức và kinh nghiệm đầu tư nhé!