1. Blast là gì?
Blast là nền tảng Layer 2 Ethereum được xây dựng bằng bộ công cụ OP Stack và sử dụng công nghệ Optimistic Rollup tương tự Optimism, Base, Arbitrum,… Dự án nhận được sự đầu tư từ quỹ Paradigm và thành lập bởi Pacman, người đã tạo ra Blur.
Người dùng sẽ nhận được lãi suất khoảng 4% đối với ETH đến 15% đối với Stablecoin khi gửi vào Layer 2 Blast. Lợi nhuận đó sẽ tự động làm tăng số lượng Stablecoin hay ETH mà bạn đang nắm giữ theo thời gian. Từ đó, khái niệm Native Yield ra đời, mở ra hướng đi mới cho tài sản mang lợi nhuận.
Blast Native Yield
Đạt 2 tỷ USD TVL từ lúc còn chưa ra mắt mạng chính, Blast có được sự thành công ngoài mong đợi là nhờ:
TVL Layer 2 Blast trước Mainnet
- Kỳ vọng Airdrop vì Founder Blast cũng là Founder của Blur, một dự án NFT từng Airdrop số tiền rất khủng cho người dùng.
- Cung cấp APR 4% đến 15% khi giữ tiền trên mạng lưới.
- Chia sẻ toàn bộ doanh thu phí trên Layer 2 cho nhà phát triển (Developer) trong hệ sinh thái.
2. Cơ chế hoạt động của Blast
2.1 Cơ chế hoạt động của Blast là gì?
Để gửi tiền từ Ethereum sang các chuỗi Layer 2, quy trình hoạt động như sau: Tài sản được gửi sẽ bị khóa trên chuỗi Ethereum. Tiếp theo, cầu nối (bridge) phải tạo (mint) một số lượng Token tương ứng ở chuỗi Layer 2 và đưa chúng vào ví của người dùng. Khi muốn chuyển tài sản trở lại Ethereum, những Token này trên Layer 2 sẽ được đốt (burn) và Token gốc trên Ethereum được mở khóa.
Quy trình chuyển tài sản từ Ethereum sang Layer 2 thông thường
Do tài sản khóa trong các bridge tới Layer 2 có giá trị lên đến hàng chục tỷ USD. Mặc dù việc này cung cấp một phương thức chuyển tiền an toàn và bảo mật nhưng nó vẫn làm giảm hiệu quả sử dụng vì thanh khoản bị khóa.
Nhận thấy vấn đề này, Pacman và đội ngũ đã phát triển một giải pháp không cần khóa thanh khoản trên chuỗi Ethereum. Thay vào đó, tài sản được dùng để Farming kiếm thêm lợi nhuận: chuyển ETH thành stETH để nhận Staking Reward 4% mỗi năm, đổi Stablecoin sang sDAI để có APY 15%.
Quy trình chuyển tài sản từ Ethereum sang Blast
2.2 Lợi nhuận của Blast đến từ đâu?
Lợi nhuận của Blast đến từ việc dự án mở khóa thanh khoản ở cầu nối và chuyển chúng thành tài sản mang lợi nhuận như stETH và sDAI. Ở góc độ người dùng, họ chỉ gửi Token vào Blast thông qua bridge (cầu nối) gốc. Sau đó nhận tiền trên Layer 2 và số tài sản đó sẽ tăng dần theo thời gian.
Hiện tại, người dùng chỉ có thể gửi một số loại tài sản như ETH, WETH, stETH, USDC, USDT, DAI từ Ethereum sang Blast.
Các loại tài sản được Blast hỗ trợ
Khi chuyển ETH và Stablecoin vào Ethereum, bạn sẽ được cấp lần lượt ETH và USDB trên Layer 2 Blast. Dự án sẽ dùng ETH và USDB này để đầu tư vào LST (Liquid Staking Token) hay T-Billl (Trái phiếu chính phủ Mỹ) và phân chia lợi nhuận lại cho người dùng.
2.3 Tiềm năng của Blast là gì?
Về khả năng cung cấp lợi nhuận 4% cho ETH thì không có gì nổi bật, vì nhiều Layer 2 khác cho phép sử dụng stETH hay thậm chí là LRT (rsETH, pufETH,…) cũng tương tự ETH trên Blast. Nhưng lợi nhuận 15% cho USDB là sự khác biệt rất lớn vì sDAI không thể di chuyển trên chuỗi, do đó hầu hết Layer 2 trên thị trường không làm được điều này. Điểm hấp dẫn không chỉ dừng lại ở đó, người dùng của Blast còn có thể tăng thu nhập qua các hoạt động như cung cấp thanh khoản và cho vay, bên cạnh việc nhận Native Yield.
Hơn nữa, khả năng tương thích với EVM và chính sách chia sẻ doanh thu với nhà phát triển đã thu hút hàng nghìn dự án đến phát triển trên nền tảng này. Sức hút đối với người dùng cũng được thúc đẩy từ ngày đầu tiên nhờ vào chiến lược tạo FOMO từ chương trình Farm Airdrop mà dự án triển khai.
Những ưu điểm nổi trội này cùng với tầm nhìn trở thành mảnh đất màu mỡ cho các dApps phát triển, đặc biệt là các dự án DeFi.
2.4 Rủi ro của Blast là gì?
Dù Blast mang đến cơ hội sinh lời hấp dẫn, các rủi ro đi kèm cũng không thể bỏ qua bao gồm:
- Rủi ro từ bên thứ ba: Tiền của người dùng được Blast đầu tư vào Lido và MakerDAO. Thế nên bất kỳ vấn đề nào từ hai giao thức này cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến Blast.
- Rủi ro Bridge: Dù các Bridge gốc của Layer 2 thường rất an toàn nhưng tài sản gửi đến Blast lại được giữ trong ví Multisig và quản lý thủ công bởi con người nên mất đi tính phi tập trung.
- Rủi ro mất Peg: Trên Blast người dùng gián tiếp sử dụng stETH chứ không phải ETH trực tiếp, có thể gây tổn thất nếu Peg của stETH bị mất. Tuy nhiên, tình trạng này thường chỉ xảy ra trong thời gian ngắn do ETH Staking có thể được rút bất cứ lúc nào chỉ sau vài ngày chờ đợi.
2. Đội ngũ dự án
Dự án được thành lập bởi Pacman, cha đẻ của sàn NFT Marketplace lớn nhất thị trường có tên gọi là Blur.
Các thành viên còn lại trong nhóm đến từ FAANG, Yale, MIT, Đại học Công nghệ Nanyang, Đại học Quốc gia Seoul và đã làm việc trong DeFi, Web3 trên chuỗi Ethereum và Solana.
3. Nhà đầu tư
21/11/2023: Vòng Funding huy động được 20 triệu USD từ các nhà đầu tư như Paradigm, Standard Crypto, eGirl Capital, Primitive Ventures, Andrew Kang,…
4. Tokenomics
4.1 Thông tin Token
Tên Token | BLAST |
Blockchain | Blast Mainnet |
Contract | 0xb1a5700fA2358173Fe465e6eA4Ff52E36e88E2ad |
Chuẩn Token | ERC 20 |
Mảng | Layer 2 |
Tổng cung | 100 tỷ Token |
4.2 Token Allocation và Token Vesting
- Community – 50%: Phân bổ hoàn toàn cho cộng đồng thông qua các các chiến dịch khuyến khích hệ sinh thái. Trong đó, 17% tổng cung sẽ được dùng cho việc Airdrop với 7% cho Blast Point, 7% cho Blast Gold và 3% cho Blur Foundation.
- Core Contributors – 25.5%: Phân bổ dành cho những người đóng góp chính trong việc xây dựng dự án. Với 25% sẽ được trả sau 1 năm bị khóa và trả hàng tháng trong 3 năm tiếp theo.
- Investors – 16.5%: Phân bổ cho nhà đầu tư sẽ được mở trả 25% sau 1 năm bị khóa và trả hàng tháng trong 3 năm tiếp theo.
- Blast Foundation – 8%: Phân bổ dành cho quỹ phát triển cơ sở hạ tầng và hệ sinh thái của Blast, sẽ được mở khóa dần trong 4 năm.
Phân bổ Token BLAST tương đối hợp lý với 50% cho cộng đồng, 42% cho team và quỹ, 8% cho Foundation. Phần lớn nguồn cung ban đầu sẽ đến từ 17% tổng cung Airdrop cho người dùng (0.1% số địa chỉ ví hàng đầu sẽ trả trong khoảng 6 tháng). Còn lại, team và nhà đầu tư sẽ được trả 10.5% tổng cung sau 1 năm đầu tiên bị khóa, tiếp đó sẽ trả dần hàng tháng cho 3 năm.
4.3 Token Use Case
Người nắm giữ token BLAST có quyền tham gia quản trị dự án và việc phát triển hệ sinh thái.
5. Roadmap
Lộ trình phát triển của Blast:
- 11/2023: Dự án đăng bài Tweet đầu tiên trên Twitter công bố thông tin huy động 20 triệu USD, đồng thời khuyến khích người tham gia sớm bằng Point Airdrop.
- 01/2024: Blast chính thức có mạng Testnet cho các dự án thử nghiệm trên đó.
- 02/2024: Mạng Mainnet đi vào hoạt động, mở rút tiền và tiếp tục cho Farm Point, Gold.
- 06/2024: Niêm yết Token BLAST, sau đó Airdrop cho người dùng cũng như thực hiện các chiến lược khuyến khích hệ sinh thái.
6. Kênh thông tin của Blast
7. Tổng Kết
Blast là Layer 2 mới chỉ ra mắt gần đây nhưng với hướng đi hoàn toàn mới và khả năng gây Fomo từ đội ngũ Blur thì dự án đã nhận được sự quan tâm rất lớn từ cộng đồng.
Hệ sinh thái Blast cũng rất đa dạng nhờ chính sách thu hút Dev, Native Yield và Airdrop. Một số sản phẩm sáng tạo như Ambient Finance, Curvance, SynFutures, Particle,… cũng chuyển sang đây. Tuy nhiên, vùng đất nào màu mỡ cũng khó tránh khỏi các dự án scam, bạn cần hết sức cẩn trọng khi lựa chọn đầu tư ở các hệ sinh thái mới nhé!
Mời bạn đọc tiếp về các dự án nổi bật trên hệ sinh thái Blast để hiểu sâu hơn về các dự án cũng như cách kiếm tiền trên hệ sinh thái tiềm năng này nhé!
Miễn trừ trách nhiệm: 5Money khuyến cáo người đọc phải trang bị kiến thức sâu sắc về thị trường Crypto trước khi tham gia đầu tư. Thông tin trong bài viết không được xem là lời khuyên tài chính, 5Money không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn.
Tham gia Cộng đồng 5 Phút Crypto để thảo luận về kiến thức và kinh nghiệm đầu tư nhé!