Trong bối cảnh Uniswap đưa ra đề xuất thu phí giao thức và chia sẻ doanh thu cho những Staker tham gia Voting, một làn sóng mới đã được tạo lên, khiến thị trường DeFi trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Sự tăng trưởng của các Token DeFi là minh chứng rõ ràng nhất cho xu hướng này.
Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến TOP 5 dự án share revenue DeFi có mức lợi nhuận hấp dẫn, ổn định và ít rủi ro, giúp bạn có thêm lựa chọn trong quá trình đầu tư.
1. Dự án share revenue DeFi là gì?
Chia sẻ doanh thu (share revenue) là một mô hình kinh doanh mà trong đó, các dự án chia sẻ một phần doanh thu của mình cho những người nắm giữ token. Để có thể thực hiện chia sẻ doanh thu, trước tiên dự án cần phải tạo ra doanh thu thông qua phí dịch vụ hay sản phẩm. Bên cạnh đó, dự án cũng cần phải có một lượng người dùng thường xuyên và đủ lớn để tạo ra một khoản thu đáng kể.
Doanh thu thường được chia sẻ cho người nắm giữ token thông qua các hoạt động như Staking hay tham gia Voting, nhằm tạo ra động lực cho họ tham gia vào quản trị giao thức và khuyến khích giữ token dài hạn.
Do đó, những dự án với doanh thu cao, giá trị vốn hóa thị trường thấp thường hứa hẹn mang lại lợi nhuận ấn tượng cho các nhà đầu tư (Holder).
Uniswap không phải là dự án đầu tiên áp dụng mô hình này mà trước đó có nhiều dự án như GMX, Curve Finance,… Tuy nhiên, đề xuất của Uniswap lại nhận được chú ý cộng đồng vì đây là dự án có vị thế hàng đầu trong thị trường, có khả năng tạo ra làn sóng mới thu hút dòng tiền về các dự án DeFi. Hơn nữa, đề xuất này còn được công bố bởi Erin Koen, trưởng nhóm quản trị của Uniswap nên đã nhận được sự hưởng ứng rất lớn.
2. Top 5 dự án DeFi có lợi nhuận hấp dẫn
Dưới đây 5Money sẽ giới thiệu về 5 dự án DeFi hàng đầu thị trường, có lượng người dùng lớn và doanh thu ổn định lâu dài để bạn tham khảo. Nếu bạn chỉ muốn tìm các dự án nhỏ, còn nhiều tiềm năng để phát triển với lợi nhuận khủng thì đây không phải gợi ý cho bạn.
Các dự án cũng được biết đến với vốn hóa lớn, rủi ro thấp nhưng đi kèm với đó là lợi nhuận không cao. 5Money phân tích theo lợi nhuận hay doanh thu mà Holder nhận được từ dự án, chưa kể đến một số chi tiết khác như phần thưởng từ thị trường hối lộ, phần thưởng phát thải Token,…
2.1 Uniswap
Uniswap, nền tảng giao dịch phi tập trung (DEX) tiên phong với mô hình nhà tạo lập thị trường tự động (AMM), đã mở ra kỷ nguyên mới cho thị trường tiền mã hóa. Sử dụng thanh khoản từ các Pool AMM do các nhà cung cấp thanh khoản (Liquidity Provider) tạo ra, Uniswap hiện nay không chỉ dừng lại ở phiên bản v2 và v3 mà còn đang phát triển phiên bản v4, hứa hẹn mang lại nhiều cải tiến đột phá.
Với tổng giá trị bị khóa (TVL) lên tới 5.4 tỷ USD và khối lượng giao dịch hàng tỷ USD, Uniswap đang dẫn đầu trong lĩnh vực AMM, thu về hàng trăm nghìn USD mỗi ngày. Các bản cập nhật từ v2 đến v3 và sự mở rộng liên tục đến các Blockchain khác biệt đang giúp Uniswap chiếm lĩnh thị trường DEX trong thị trường Crypto.
Phiên bản Uniswap v4 sắp tới, dự kiến sẽ là bước ngoặt với việc giảm phí giao dịch, giải quyết vấn đề phân mảnh thanh khoản, hỗ trợ giao dịch qua chuỗi (Crosschain), đặt lệnh giới hạn (Limit orders), và tăng lợi nhuận cho các nhà cung cấp thanh khoản thông qua tính năng Hook. Hơn nữa, giao diện UniswapX, hoạt động như một DEX Aggregator, đã được tích hợp vào Uniswap Extension, mở rộng khả năng tiếp cận đến người dùng.
Không chỉ lớn mạnh ở hiện tại mà Uniswap còn rất nhiều tiềm năng để tạo ra nguồn doanh thu khổng lồ trong tương lai. Điều này có nghĩa là những người nắm giữ và quản trị token UNI sẽ nhận được lợi nhuận đáng kể từ sự tăng trưởng này.
Ví dụ: Với khối lượng giao dịch hàng ngày của Uniswap ở mức 3 tỷ USD và áp dụng mức phí 0.15%, doanh thu hàng ngày cho nền tảng là 4.5 triệu USD. Giả sử 10% tổng cung token UNI được stake để quản trị, mỗi token UNI sẽ kiếm được 0.045 USD mỗi ngày, tương đương 16.4 USD mỗi năm. Với giá token UNI hiện tại là 10 USD, việc mua và stake token để tham gia quản trị sẽ mang lại một tỷ suất lợi nhuận hàng năm (APR) hơn 160%.
Nếu khối lượng giao dịch trên Uniswap tiếp tục tăng theo tiềm năng của dự án và sự phát triển của thị trường, doanh thu thực tế có thể sẽ cao hơn nhiều lần. Điều này chưa kể đến giá trị tăng trưởng của token UNI mà bạn sở hữu trong tương lai, mở ra cơ hội đầu tư hấp dẫn với triển vọng lớn.
2.2 Curve Finance
Curve Finance, một sàn giao dịch phi tập trung (DEX) dành riêng cho AMM, đặc biệt được thiết kế để hỗ trợ các cặp tài sản ổn định như USDT/USDC, ETH/stETH, còn được biết đến là Stableswap. Nhờ vào công thức AMM độc đáo, Curve tập trung thanh khoản lớn vào một điểm giá cố định, giúp người dùng có thể giao dịch với giá tốt nhất.
Với tổng giá trị TVL lên tới 2.8 tỷ USD và thu về khoảng nửa triệu USD từ phí giao dịch, Curve tạo ra hơn 300 nghìn USD doanh thu mỗi ngày. Những khoản thu này được phân chia cho chủ sở hữu veCRV. Cụ thể, mỗi veCRV có thể kiếm được khoảng 0.00046 USD mỗi ngày, tương đương 0.168 USD mỗi năm, mang lại APR khoảng 28% với giá mỗi CRV là 0.6 USD.
Tuy nhiên, lợi nhuận chính cho người giữ veCRV không chỉ đến từ việc phân chia doanh thu mà còn từ “thị trường hối lộ” khi họ gửi CRV vào Convex hoặc Yearn Finance, với APR có thể đạt từ 80% đến 90%. Bên cạnh đó, việc gửi CRV vào Convex hoặc các nền tảng khác còn mở ra cơ hội tăng giá cho CRV trong tương lai, làm tăng thêm lợi nhuận cho người dùng.
2.3 MakerDAO
MakerDAO, một giao thức CDP đặc biệt trong thế giới tiền mã hóa, cho phép người dùng thế chấp tài sản của mình để vay Stablecoin DAI. Trong khi nhiều Stablecoin thuật toán đã không thể vượt qua giai đoạn giảm giá của thị trường, DAI của MakerDAO đã khẳng định được sự ổn định và tiếp tục phát triển mạnh mẽ.
Ngoài ra, MakerDAO còn cung cấp sản phẩm sDAI, một loại Stablecoin đặc biệt mà khi bạn gửi tiền, số tiền đó sẽ được chuyển đổi thành trái phiếu kho bạc Mỹ và nhận về sDAI, biểu thị cho khoản đầu tư của mình, với lợi nhuận hàng năm là 5%.
Với tổng giá trị TVL ấn tượng, đạt 9.4 tỷ USD và thu nhập hàng ngày lên tới 400 nghìn USD, MakerDAO đang dùng khoản doanh thu này để bổ sung vào quỹ dự trữ mà chưa chia sẻ cho người giữ Token.
Tuy nhiên, hiện dự án vẫn chưa quyết định phân bổdoanh thu cho những người staking Token. Giả sử điều này xảy ra và chỉ 10% tổng cung MKR được Stake, mỗi token MKR có thể kiếm được 4 USD mỗi ngày, tương ứng với 1460 USD mỗi năm. Điều này sẽ tạo ra một APR khoảng 67% với giá MKR hiện tại là 2180 USD, mở ra một cơ hội đầu tư hấp dẫn với triển vọng lợi nhuận cao.
2.4 GMX
GMX, một giao thức DEX độc đáo dành cho hợp đồng giao dịch vĩnh viễn (Perp), nổi bật với mô hình Pool sáng tạo. Tại đây, nhà cung cấp thanh khoản có thể gửi tài sản vào Pool để kiếm phí từ các giao dịch. Trong khi đó, Trader thực hiện giao dịch dựa trên giá từ Oracle. Nếu Trader thắng, họ sẽ rút tài sản từ Pool; ngược lại nếu thua, tài sản thế chấp sẽ được chuyển giao cho Pool.
Với tổng giá trị bị khóa (TVL) lên tới hơn 660 triệu USD, GMX dẫn đầu trong phân khúc Perp DEX, thu về hàng triệu USD phí giao dịch và hơn 300 nghìn USD doanh thu mỗi ngày. Đáng chú ý, GMX chia sẻ một phần lớn doanh thu này cho những người Staking Token GMX.
Cụ thể, với việc chia sẻ 300 nghìn USD doanh thu hàng ngày cho hơn 6 triệu token GMX đang được Stake, mỗi token GMX có thể kiếm được 0.05 USD mỗi ngày, tương đương 18.25 USD hàng năm. Điều này dẫn tới một APR khoảng 36% với giá GMX hiện tại là 50 USD. Lưu ý, để nhận được APR tối đa 36%, bạn cần staking GMX nhận esGMX và sau đó tiếp tục staking esGMX.
Thêm vào đó, việc staking GMX cũng mở ra cơ hội tăng thu nhập từ sự tăng giá của token. Với hơn 60% tổng nguồn cung token được khóa trong giao thức, yếu tố này góp phần tạo nên động lực cho sự tăng giá bền vững của GMX trong dài hạn.
2.5 PancakeSwap
Ban đầu, PancakeSwap chỉ là một sàn giao dịch phi tập trung (DEX) dựa trên BNB Chain, lấy cảm hứng từ Uniswap. Tuy nhiên, theo thời gian, dự án đã mở rộng, giới thiệu nhiều sản phẩm mới, bao gồm cả sàn giao dịch hợp đồng vĩnh viễn (Perp DEX) và triển khai hướng đi đa chuỗi (Multichain).
Với tổng giá trị bị khóa (TVL) đứng thứ hai trong lĩnh vực AMM, đạt gần 2 tỷ USD và thu nhập hơn 400 nghìn USD mỗi ngày, Pancake đã chia sẻ phần lớn doanh thu này cho những người Staking Token CAKE.
Cụ thể, nếu xét trên cơ sở 120 triệu Token CAKE đang được khóa trong giao thức, mỗi Token CAKE có thể sinh lời 0.0035 USD mỗi ngày, tương ứng với 1.28 USD mỗi năm. Với giá hiện tại của CAKE là 3 USD, điều này dẫn đến một mức APR khá cao khoảng 42%.
Ngoài ra, khi bạn Staking CAKE, bạn không chỉ nhận được phần thưởng từ việc chia sẻ doanh thu mà còn có cơ hội kiếm thêm thu nhập từ “hối lộ” và tăng giá của token CAKE, mở ra nhiều cơ hội lợi nhuận hấp dẫn.
3. Phương án đầu tư theo mô hình chia sẻ doanh thu
Mỗi nhà đầu tư mang một khẩu vị rủi ro riêng biệt, vì vậy việc lựa chọn cách đầu tư phù hợp với xu hướng chia sẻ doanh thu càng trở nên quan trọng. Dưới đây là ba phương pháp đầu tư liên quan đến xu hướng này:
- Đối với những ai ưu tiên sự ổn định và an toàn: Hãy tìm đến các dự án có doanh thu lớn, đã bắt đầu hoặc sắp chia sẻ doanh thu với người nắm giữ token. Ví dụ điển hình như Uniswap và Curve Finance.
- Nếu bạn muốn thu về lợi nhuận cao hơn: Hãy cân nhắc đến các dự án có doanh thu và vốn hóa lớn nhưng chưa chia sẻ doanh thu với người nắm giữ. MakerDAO là một gợi ý không thể bỏ qua.
- Cho những ai tìm kiếm cơ hội lớn kèm theo rủi ro cao: Các dự án với doanh thu lớn nhưng vốn hóa thấp sẽ là lựa chọn lý tưởng. MUX Protocol, với APR hơn 130% là một trong số đó.
Tuy nhiên, đầu tư vào các dự án chia sẻ doanh thu cũng đi kèm rất nhiều rủi ro. Bạn có thể đối mặt với việc thua lỗ khi giá Token giảm, dự án mất doanh thu lúc người dùng rời bỏ, thậm chí mất tất cả nếu gặp phải dự án scam hoặc bị hacker tấn công.
Các chiến lược trên giúp tối ưu hóa lợi nhuận cho những ai đã sở hữu Token. Còn đối với các nhà đầu tư mới hay không sở hữu Token của dự án thì khuyến khích bạn nên nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi quyết định đầu tư vào bất kỳ dự án nào.
4. Tổng kết
Chia sẻ doanh thu không chỉ là một xu hướng mới mẻ mà còn là một chiến lược có từ lâu, gắn liền với mô hình Stake-to-Earn phổ biến hiện nay. Việc này mang lại lợi ích đáng kể cho cả giao thức và nhà đầu tư: giao thức được tăng cường tính bảo mật và giảm thiểu nguy cơ tấn công DAO, trong khi nhà đầu tư được khích lệ nắm giữ và quản trị token, đồng thời đóng góp vào sự phát triển của giao thức.
Vì vậy, việc chọn lựa các dự án chia sẻ doanh thu không chỉ tốt cho giao thức mà còn mở ra cơ hội thu lợi nhuận hấp dẫn cho người nắm giữ token.