1. ZetaChain là gì?
ZetaChain là một blockchain Layer 1 với cơ chế đồng thuận Proof of Stake, được xây dựng trên Layer 0 Cosmos. Điểm nổi bật của ZetaChain là ‘Omnichain Smart Contract’, cho phép các dApp được xây dựng trên nền tảng này tích hợp sẵn tính năng ‘multi-chain’. Điều này giúp các ứng dụng có khả năng tương tác và thực thi smart contract trên nhiều blockchain khác nhau, mang lại sự linh hoạt và nhất quán.
Dự án ZetaChain
Được thành lập bởi cựu nhân viên Coinbase và cũng là Co-Founder của dự án Basic Attention Token, Ankur Nandwani. Bắt đầu phát triển ZetaChain vào năm 2021, cho ra mắt mạng lưới testnet vào 2022 và chính thức mainnet vào tháng 2/2024.
Tính cho đến hiện tại, ZetaChain đã trải qua 2 phiên bản là ZetaChain 1.0 và ZetaChain 2.0 ở thời điểm viết bài:
1.1 ZetaChain 1.0
Các tính năng chính trong ZetaChain 1.0:
- Bitcoin Smart Contract: Cho phép các nhà phát triển có thể triển khai smart contract trên ZetaChain để quản lý BTC mà không cần tạo Wrapped (một phiên bản khác trên EVM). Vì vậy, người dùng có thể sử dụng trực tiếp BTC để tương tác với bất kỳ tài sản nào khác với tất cả các dự án DeFi , tránh được rủi ro bị hack cấu nối.
- Bộ công cụ phát triển Omnichain: Đây là bộ công cụ hoàn chỉnh, giúp các nhà phát triển xây dựng các Omnichain dApp, nó có thể được triển khai dễ dàng trên các blockchain được kết nối với ZetaChain. Điều này giúp các Omnichain Smart Contract có thể duy trì và quản lý trạng thái trên nhiều blockchain khác nhau từ một nơi duy nhất.
Sau đây là ví dụ về các trường hợp sử dụng của bộ công cụ Omnichain:- Ví multichain: người dùng có thể dễ dàng theo dõi và quản lý tài sản trên nhiều blockchain khác nhau từ một giao diện duy nhất.
- DeFi multichain: các dApp dễ dàng tích hợp với các chain khác một các dễ dàng khi chỉ cần thêm vào dòng code.
- ZetaHub: Đây là nền tảng hỗ trợ người dùng mới của ZetaChain. Cung cấp cho người dùng không gian gồm nhiều tính năng cơ bản trong DeFi như swap, cung cấp thanh khoản, quản trị,…ZetaHub đóng vai trò quan trọng trong việc giúp ZetaChain thu hút được hàng triệu người dùng tham gia và hệ sinh thái.
- ZETA token: Yếu tố chính để vận hành mạng lưới ZetaChain, người dùng có thể stake ZETA để trở thành validator.
1.2 ZetaChain 2.0
ZetaChain 2.0 là phiên bản mà dự án mới chính thức đi sâu hơn vào Chain Abstraction với các tính năng như Universal Apps, Gateway, Chain Abstraction Framework (CAF) và zEVM.
Mục tiêu chính là tạo ra một hệ sinh thái thân thiện hơn với người dùng, với Universal Apps và Gateway là trọng tâm của bản nâng cấp này.
1.2.1 Universal Apps
Universal Apps là một smart contract tương thích với EVM của ZetaChain, có khả năng kết nối với bất kỳ blockchain nào khác, bao gồm Bitcoin, EVM, non-EVM, và các Layer 2. Điều này mở rộng số lượng blockchain mà ZetaChain có thể hỗ trợ so với phiên bản 1.0.
Để làm được điều này, Universal Apps được triển khai trên lớp Universal EVM, mang lại khả năng Omnichain cho các dApp. Các dApp triển khai trên EVM khi chuyển qua Universal EVM sẽ được tích hợp tính năng Omnichain với chỉ một số thay đổi kỹ thuật nhỏ.
Ví dụ: Người dùng Bitcoin có thể tương tác với Universal App để gửi USDC qua một địa chỉ trên Ethereum. Người dùng trên BNB Chain có thể mua NFT trên Polygon và gửi đến ví trên Arbitrum.
1.2.2 ZetaChain tận dụng mô hình hub-and-spoke để khắc phục điểm yếu của point-to-point Messaging
Hệ thống point-to-point messaging đã tồn tại từ lâu trong thị trường crypto, cho phép các blockchain nhỏ dễ dàng kết nối và tương tác với nhau. Tuy nhiên, mô hình này chỉ phù hợp với giai đoạn đầu của thị trường khi có rất ít blockchain.
Mô hình hub and spoke
Với hơn 200 dự án blockchain hiện nay, độ phức tạp đã tăng lên đáng kể:
Ví dụ: ban đầu Ethereum đã kết nối với 3 blockchain khác nhau. Tuy nhiên, số gày càng sinh ra nhiều dự án khác, bắt buộc phải triển khai thêm hợp đồng, dẫn đến một mạng lưới dày đặc. Khi càng mở rộng thì hệ thống này sẽ gặp một số vấn đề:
- Khả năng mở rộng: Số lượng cầu nối tăng lên, gây khó khăn cho việc quản lý.
- Bảo trì và nâng cấp: Việc bảo trì và nâng cấp sẽ rất khó khăn vì những thay đổi cần phải thực hiện trên nhiều cầu nối cùng một lúc.
Từ đó, ZetaChain chọn sử dụng mô hình khác tối ưu hơn là hub-and-spoke. Bạn hình dung ZetaChain sẽ là trung tâm (hub), giúp kết nối các blockchain khác với nhau (spoke). Hub chịu trách nhiệm nhận mọi thông tin từ Spoke và chuyển đến người nhận đã định trước.
Một vài điểm lợi mà mô hình này mang đến như:
- Khả năng mở rộng: Trong hệ thống hub-and-spoke, khi kết nối với một blockchain mới chỉ cần một liên kết đến hub, tạo thuận lợi cho quá trình mở rộng mạng lưới.
- Bảo trì dễ dàng: Việc nâng cấp và bảo trì trở nên đơn giản hơn vì các thay đổi chỉ được thực hiện trên một hợp đồng chung duy nhất tại trung tâm thay vì trên nhiều cầu nối đến từng blockchain.
- Loại bỏ sự phức tạp: Việc định tuyến tất cả các thao tác truyền thông tin thông qua hub cho phép các nhà phát triển tránh được sự phức tạp khi triển khai nhiều blockchain. Để dễ hiểu hơn thì các blockchain sẽ có cấu trúc khác nhau dẫn đến việc tích hợp cầu nối sẽ phức tạp và tốn thời gian hơn.
- Thanh khoản thống nhất: Mô hình hub-and-spoke giúp thanh khoản trên nhiều blockchain gộp lại một chỗ duy nhất để thực hiện các thao tác dễ dàng hơn.
Với những điểm nổi bật này, ZetaChain có khả năng kết nối đến 1.000 blockchain mà không cần mở rộng cấu trúc mạng lưới. Chỉ cần cắm vào Hub, các blockchain mới sẽ tự động kết nối với các blockchain đã được tích hợp trước đó.
1.2.3 Gateway
Gateway là công nghệ giúp đơn giản hoá các hoạt động phức tạp khi tương tác với blockchain, một phần quan trọng giúp hoàn thiện tầm nhìn Universal Apps của Zetachain.
Ở phiên bản 1.0, dự án sử dụng mô hình point-to-point thông qua hợp đồng Connector để chuyển giá trị và dữ liệu giữa các hơp đồng đồng trên các blockchain được kết nối.
Universal Apps cho phép EOA (Metamask, Trust Wallet,…) và các hợp đồng tương tác với ZetaChain bằng cách dùng token gốc làm phí gas (ví dụ muốn tương tác trên Ethereum thì gửi ETH làm phí gas) đến địa chỉ của TSS và token ERC-20 đến một hợp đồng lưu ký, sau đó chuyển tất cả chúng thành token ZRC-20. Tuy nhiên cách hoạt động này thiếu tính nhất quán và linh hoạt, khiến việc cải tiến giao thức trở nên khó khăn hơn.
Mô hình hoạt động của Gateway
Trong ZetaChain 2.0, tất cả tương tác với với Universal Apps sẽ được sẽ được diễn ra thông qua Gateway. Công nghệ này giúp đơn giản hóa việc tích hợp và tương tác với các dApp trên nhiều blockchain khác nhau. Thay vì phải xử lý các quy trình phức tạp và kết nối từng blockchain. Gateway sẽ cung cấp sẵn một API thống nhất, cho phép dApp gửi token, gọi hợp đồng và thực hiện các giao dịch cross-chain chỉ trong một bước.
2. Tại sao xem ZetaChain là dự án đi đầu Chain Abstraction?
Phát triển vượt trội: Với Universal Apps và Gateway là sản phẩm chủ lực và hiện đã đang đi vào hoạt động trước bất kỳ đối thủ nào, với Near hiện chỉ cho ra mắt được tính năng liên quan đến cấp độ tài khoản (một tài khoản có thể sử dụng nhiều chain), còn Particle là đối thủ “đáng gờm” nhất hiện chỉ đang trong giai đoạn testnet.
Khả năng mở rộng cao: Dựa vào Gateway, ZetaChain có thể kết nối với hơn 1.000 blockchain mà không cần mở rộng cấu trúc mạng lưới. Điều này mang lại tính linh hoạt cao và giảm thiểu các rào cản kỹ thuật trong việc phát triển và vận hành các dApp đa chuỗi.
Sử dụng mô hình cải tiến: Hiện có rất nhiều dự án vẫn đang sử dụng mô hình point-to-point truyền thống, ZetaChain đi theo hướng khác khi sử dụng mô hình hub-and-spoke với nhiều cải tiến vượt trội.
Tập trung phát triển toàn diện: Một vài dự án trước đây đã giải quyết được vấn đề về tương tác hoặc phân mảnh thanh khoản, tuy nhiên vẫn chưa triệt để. ZetaChain là một số ít cái tên tập trung phát triển toàn diện hướng đến Chain Abstraction.
3. Thách thức của ZetaChain
Khả năng cạnh tranh: Cross-Chain và Chain Abstraction đang là mảnh đất màu mỡ khi rất nhiều dự án chen chân cạnh tranh với tiềm lực không kém cạnh gì ZetaChain.
Phát triển: Ý tưởng của ZetaChain khác biệt so với các đối thủ nhưng đều chung mục tiêu chính là đơn giản hóa tương tác giữa các blockchain. Tuy nhiên, đây là một trong những ngách rất khó để phát triển và vận hành lâu dài vì đã có rất nhiều dự án trước đó đã thất bại khi không đem lại hiệu quả như mong đợi.
Bảo mật: Ý tưởng cạnh tranh của ZetaChain độc đáo nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro, vì lỗ hổng chỉ có thể được phát hiện sau nhiều bài kiểm tra bảo mật nghiêm ngặt.
Trải nghiệm người dùng: Hầu hết các dự án hiện nay đều đối mặt với những thách thức về trải nghiệm, bao gồm việc phí giao dịch tăng vọt một cách bất ngờ và các vấn đề tắc nghẽn mạng lưới.
4. Tổng kết
Với sản phẩm chủ đạo là Universal Apps và Gateway trong phiên bản 2.0, ZetaChain có thể tự tin khẳng định được vị thế cạnh tranh của mình trên con đường hướng đến Chain Abstraction.
Tuy nhiên, các sản phẩm chỉ mới ra mắt gần đây nên cần thời gian để tiếp tục theo dõi và đánh giá được sự hiệu quả của ZetaChain. Qua bài biết này, hy vọng 5Money đã cung cấp cho các bạn những kiến thức để hiểu rõ hơn về tiềm năng cũng như thách thức của ZetaChain.
Miễn trừ trách nhiệm: 5Money khuyến cáo người đọc phải trang bị kiến thức sâu sắc về thị trường Crypto trước khi tham gia đầu tư. Thông tin trong bài viết không được xem là lời khuyên tài chính, 5Money không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn.
Tham gia Cộng đồng 5 Phút Crypto để thảo luận về kiến thức và kinh nghiệm đầu tư nhé!