1.Vì sao nói AI là “cơn sóng lớn” trong chu kỳ này?
1.1 Xu hướng cực kì dễ hiểu
Hãy nhìn vào Metaverse ở chu kỳ 2021. Rất nhiều dự án làm Metaverse trong thị trường Crypto bị thổi phồng giá trị kể từ khi Facebook đổi tên thành Meta và chuyện định hướng sang phát triển Metaverse.
“Trend is Friend”, khi bất kì xu hướng nào tăng trưởng, cho dù đó là gì đi nữa thì những đồng token khả năng cao sẽ được hưởng lợi.
Công nghệ AI là một khái niệm đã xuất hiện từ lâu, tuy nhiên sau sự thành công của Chat GPT, từ khóa này mới chính thức được nhiều người biết đến và “FOMO”.
- AI rõ ràng và dễ hiểu hơn so với Metaverse khi giờ đây rất nhiều sản phẩm liên quan tới AI và phục vụ nhu cầu thực tế.
- Báo đài, các kênh truyền thông luôn cảnh báo về AI sẽ thay thế con người => Tiềm năng của AI đã được định hình sẵn trong phần đông mọi người.
Dễ hiểu là một điểm cộng khổng lồ đối với mình trong bất kỳ xu hướng nào. Người ta hiểu thì họ mới mua, mới có niềm tin nắm giữ.
Trong xu hướng Uptrend, sẽ có rất nhiều F0 với kiến thức non nớt tham gia thị trường. AI không đòi hỏi người mới phải có hiểu biết về Layer 1, Layer 2, DeFi rối rắm… Và chỉ với yếu tố “dễ hiểu” thôi sẽ là sự thúc đẩy một lượng tiền dồi dào từ cả thị trường đổ vào các coin AI khi xu hướng này thực sự quay trở lại và bùng nổ.
1.2 Sức nóng của AI ở thị trường truyền thống
AI đang là đề tài được đem ra tranh luận ở quốc hội Mỹ về việc cần phải có bộ luật cho việc phát triển của ngành này. Ngoài ra các “ông lớn” mảng công nghệ vẫn đang đốt rất nhiều tiền trong cuộc đua phát triển AI, tiêu biểu như:
- xAI của “top sever Trái Đất” Elon Musk được định giá 24 tỉ USD, sau khi nhận được 6 tỉ USD tiền đầu tư hôm 26/5.
- Open AI được định giá 80 tỉ USD vào tháng 2/2024, trước đó vào 1/2023 họ đã được Microsoft đầu tư 10 tỉ USD qua đó nâng tổng số vốn chảy vào Open AI lên tới 13 tỷ USD.
- Alphabet – Công ty mẹ của Google cũng phát triển “vũ khí hạng nặng” Google Gemini để “tuyên chiến” với Chat GPT.
- Apple tích hợp thêm nhiều tính năng AI vào sản phẩm thông qua Apple Intelligence.
- Thị trường AI tạo sinh (AI có thể tạo ra nội dung và ý tưởng mới) dự báo sẽ bùng nổ trong thập kỷ tới, từ 40 tỷ USD năm 2022 lên 1.3 nghìn tỷ USD vào 2032.
Ngoài ra, Chat GPT 5.0 dự kiến ra mắt vào đầu 2025 cũng như báo cáo tài chính của NVIDIA – Đơn vị cung cấp phần cứng (GPU) để train AI sẽ công bố vào cuối tháng 8 được xem là động lực giúp cho sóng AI trở lại.
1.3 Quỹ “mua không nhìn giá”
Xu hướng đầu tư vào AI đang diễn ra trên khắp các mặt trận cả ở thị trường truyền thống và trong thị trường Crypto các quỹ cũng đang tích cực săn “gem”.
- Trong năm 2024, đã có 450 triệu USD được đầu tư vào các dự án AI trong thị trường Crypto, chiếm 7% trên tổng số 6,3 tỷ USD chảy vào thị trường này.
Vào ngày 17/7, GrayScale ra mắt GrayScale Decentralized AI Fund, quỹ này tập trung đầu tư vào các dự án thuộc mảng dịch vụ AI, cơ sở hạ tầng AI và giải pháp AI. Trong đó:
- NEAR, FIL, RNDR là 3 đồng coin GrayScale phân bổ nhiều nhất.
- LPT, TAO chiếm một phần nhỏ trong danh mục đầu tư.
Ngoài ra các quỹ tier 1 trong thị trường cũng phân bổ tỉ lệ rất lớn vào các dự án AI trong hơn 1 năm vừa qua.
- Delphi Ventures: 30%
- Sequoia Capital: 20%
- Polychain Capital: 17.39%
- Multicoin Capital: 15%
- Binance Labs: 15%
- Polychain Capital: 17.39%
Quỹ là những “tay chơi” to nhất trong thị trường và việc họ đầu tư nhiều tiền vào các dự án AI đã ngầm xác nhận rằng đây sẽ là một cơn “đại hồng thủy” trong chu kỳ Bull lần này. Và dưới đây là Top 5 đồng coin AI tiềm năng mà mọi người có thể tham khảo!
2. Top 5 đồng coin AI tiềm năng
2.1 Worldcoin – Nội lực của người dẫn đầu
Nếu bạn đã từng tìm hiểu về Chat GPT thì có lẽ không quá xa lạ với Sam Altman – CEO Open AI, người đã mang từ khóa AI lên một tầm cao mới. Và cũng chính anh này là Founder của Worldcoin.
Khoan hãy bàn tới sản phẩm, sau đây là những yếu tố gây “thương nhớ” của Worldcoin:
- Founder là Sam Altman – CEO của Open AI.
- Dự án “giàu thôi rồi” khi gọi được 240 triệu USD và được định giá 3 tỷ USD với sự tham gia của các tay to như a16z, Multicoin Capital, Blockchain Capital.
- Worldcoin vừa ra mắt World ID 2.0 và công bố sẽ mở rộng tích hợp với Minecraft, Reddit, Telegram, Shopify, và Mercado Libre…
- Tokenomics của WLD vừa là điểm mạnh vừa là điểm yếu. Do lượng lưu thông ít và phần lớn $WLD được nắm giữ bởi 9 ví, giá WLD dễ bị thao túng bởi đội Market Maker. Token có thể dễ dàng pump mạnh hoặc dump sâu.
Worldcoin ra đời với sứ mệnh tạo mạng lưới tài chính và định danh toàn cầu, mở rộng cơ hội kinh tế và phân biệt con người với AI mà vẫn bảo mật. Để đạt mục tiêu này, Worldcoin sử dụng Orb để quét võng mạc và công nghệ Zero Knowledge Proof để tạo bằng chứng.
Hệ sinh thái sản phẩm của Worldcoin bao gồm:
- Orb: Orb là thiết bị hình cầu quét võng mạc để tạo World ID.
- World ID: Proof of Personhood cho phép xác minh danh tính trực tuyến mà vẫn bảo vệ quyền riêng tư qua Zero Knowledge Proof.
- World App: Ví di động đầu tiên dùng World ID, cho phép người dùng tải ứng dụng, tạo tài khoản, và tạo World ID.
- World Chain: Blockchain mã nguồn mở cho phép người sở hữu World ID nhận ưu đãi giao dịch và giảm nguy cơ tấn công bot nhờ vào World ID.
Mặc dù tầm nhìn của Worldcoin là giúp phân biệt giữa người và AI trong tương lai thông qua World ID nhưng dự án cũng sẽ đối mặt với vô vàn khó khăn trong hành trình hiện thực hóa tham vọng này:
- Không phải chính phủ nào cũng cho phép Worldcoin đặt Orb để quét võng mạc người dân của nước mình.
- Worldcoin từng bị dừng hoạt động và điều tra tại Hong Kong, Brazil, Ấn Độ, Pháp và Tây Ban Nha.
- Chưa biết dự án sẽ xây gì trên Worldchain, tuy nhiên khi đó bắt buộc họ phải tham gia vào cuộc đua “thu hút người dùng” đến với mạng lưới của mình. Cái này khó nha!
2.2 io.net – Kẻ bán xẻng trong cơn sốt đào vàng
NVIDIA đang thực sự là một cỗ máy in tiền nhờ vào việc bán công cụ (GPU) cho các ông lớn công nghệ chạy đua AI. Việc trở thành “người bán xẻng trong cơn sốt đào vàng” đã giúp cho họ ăn nên làm ra trong những năm qua.
io.net cũng là một dự án tương tự vậy, tuy nhiên thay vì đứng ra sản xuất chip như NVIDIA, họ lại đi “gom” GPU nhàn rỗi từ người dùng, tạo thành một mạng lưới sau đó cho những bên có nhu cầu thuê và ăn chia lợi nhuận với người cung cấp.
3 sản phẩm chính của dự án là:
- IO Cloud: Dịch vụ đám mây cho phép triển khai và quản lý cụm GPU.
- IO Worker: Nền tảng cho những người sở hữu GPU, cho phép cho thuê GPU qua io.net và nhận thanh toán bằng token IO. Người dùng có thể tự định giá GPU của mình.
- IO Explorer: Công cụ blockchain explorer của io.net, cung cấp số liệu thời gian thực về triển khai cụm GPU, công việc tính toán, và giá cả, tương tự như Solscan của Solana.
Ngoài những thông tin về sản phẩm io.net còn có những yếu tố nội tại khác bao gồm:
- Câu chuyện hay và dễ hiểu khi cung cấp giải pháp thật cho nhu cầu thật. Điểm khó ở đây là khâu vận hành cũng như đồng bộ chất lượng của GPU.
- 30 triệu USD được huy động với sự tham gia của các quỹ tier 1 như Multicoin Capital, Delphi Capital…
- Gắn liền với sóng AI khi GPU là tài nguyên không thể thiếu khi nhắc đến AI. Chưa kể việc hưởng lợi theo mỗi lần NVIDIA công bố báo cáo tài chính sẽ là động lực tăng giá cho IO.
2.3 ASI – Liên Minh “Super AI”
Fetch.ai (FET), SingularityNET (AGIX), Ocean Protocol (OCEAN) là 3 dự án AI đình đám trong thị trường với những lợi thế cạnh tranh khác nhau.
Họ quyết định kết hợp những yếu tố vượt trội của mỗi dự án để tạo ra token ASI hay tầm nhìn chung Artificial Superintelligence Alliance aka Liên Minh Trí Tuệ Nhân Tạo Siêu Việt.
- Fetch.ai đóng góp như một nhà cung cấp chính các AI Agents tự động tiên tiến và cơ sở hạ tầng.
- SingularityNET sẽ nổi bật như một dự án hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D) về sự tương tác và tích hợp AI.
- Ocean Protocol sẽ đóng vai trò là nền tảng chia sẻ và lưu hành dữ liệu, giúp mọi người dễ dàng truy cập, quản lý và kiếm lợi từ dữ liệu của họ trong hệ sinh thái.
Mặc dù chưa rõ cả 3 dự án sẽ phối hợp thế nào để tạo ra “siêu AI”, tuy nhiên việc “lăng xê” cho sản phẩm bằng những công nghệ tốt nhất của mỗi dự án thực sự là một điểm cộng trong mắt các nhà đầu tư. Ngoài ra:
- 3 dự án trên đều đã xây dựng từ rất lâu, FET có lẽ là dự án AI sớm nhất trong thị trường (2019) => Mong đợi về sản phẩm được hoàn thiện.
- Trong quá khứ FET là cái tên có hiệu suất tăng trưởng cực kì tốt khi tăng hơn 10 lần trong 5 tháng. ASI được kì vọng sẽ “kế thừa” điểm tương tự trong đường giá của FET.
- Mỗi dự án trước đây đều có một cộng đồng riêng. Việc kết hợp cả 3 sẽ giúp cho dự án nhận được nhiều sự ủng hộ hơn.
2.4 Arkham – Sản phẩm thật, doanh thu thật
Arkham là nền tảng theo dõi hoạt động on-chain, giúp người dùng giám sát các địa chỉ ví với các hoạt động như mua bán, chuyển tiền, staking, lending… Mô hình của Arkham tương tự như Nansen, cung cấp cái nhìn tổng quan của các hoạt động trên không gian Blockchain.
Tuy là một nền tảng theo dõi on-chain nhưng Arkham lại có rất nhiều yếu tố liên quan tới AI:
- Arkham Oracle: Được ví như Chat GPT của thị trường Crypto, sản phẩm này giúp trả lời những câu hỏi của người dùng dựa trên dữ liệu mà chúng tổng hợp được.
- Sam Altman – CEO của Open AI là một trong những nhà đầu tư của Arkham. Chúng ta có quyền kì vọng vào sự đóng góp về mặt công nghệ cho Arkham đặc biệt là AI từ Sam.
Sản phẩm của Arkham đang là một trong những công cụ ưa thích của các “thám tử on-chain” để soi dấu các quỹ đầu tư, các tổ chức lớn trên thị trường như Mt Gox, Chính phủ Mỹ, Đức…
Mặc dù ứng dụng của ARKM là chưa nhiều ở thời điểm hiện tại, tuy nhiên trong tương lai dự án hoàn toàn có thể phát triển đa dạng use case nhờ vào sản phẩm nền cực kì xịn mà họ đang sở hữu.
2.5 Bittensor – Thế lực ít người chú ý
Bittensor (TAO) là Layer 1 mã nguồn mở với tên gọi Subtensor, nơi có rất nhiều các nền tảng (Subnets) kết nối vào với tham vọng trở thành nền tảng của mọi dự án AI sau này.
Hình dung một theo cách đơn giản & dễ hiểu:
- Ethereum là mạng lưới bảo mật tối ưu cho việc xây dựng các ứng dụng DeFi.
- Ronin là mạng lưới với các bộ công cụ, tầm nhìn để xây dựng Game Web3.
- Bittensor là mạng lưới cung cấp tài nguyên, phù hợp cho các dự án làm về AI.
Việc thiếu dữ liệu training AI là vấn đề khá nhức nhối hiện tại, khi các ông lớn như Google, Open AI “giấu” đi nguồn tài nguyên này khiến cho các doanh nghiệp nhỏ hơn gặp khó khăn trong việc phát triển AI.
Các Subnets sẽ là đơn vị lưu trữ dữ liệu, sản phẩm AI (hình ảnh, video, text…) chia sẻ chúng trong Subtensor để từ đó tạo ra mạng lưới phi tập trung về dữ liệu AI.
Mình sẽ làm rõ thêm về cách mà Bittensor hoạt động để bạn có thể hình dung ra “cái hay” của mô hình này nhé:
- Bạn có 1 phầm mềm AI giúp tạo văn bản. Bạn có thể đăng kí AI này trở thành một Subnet.
- Lúc này Miner sẽ là bên dùng sản phẩm của bạn (AI tạo văn bản) để điều hành thực hiện các tác vụ mà người dùng yêu cầu.
- Validator sẽ là bên kiểm tra hoạt động, kết quả của Miner. Liệu sản phầm của miner tạo ra có đúng hay không, tốt hay xấu…
VD: Nếu bạn có ChatGPT, bạn hoàn toàn có thể đăng kí trở thành một Subnets của mạng lưới. Khác ở đây là nó sẽ phi tập trung khi có thêm miner và validators hỗ trợ.
Bittensor cung cấp dịch vụ và tài nguyên cho các bên có nhu cầu để xây dựng dự án AI. Người dùng sẽ chỉ tương tác với giao diện từ sản phẩm của các đơn vị xây AI nhờ vào cơ sở hạ tầng của Bittensor.
Vậy tại sao Bittensor tiềm năng?
- Đang có 42 Subnets chạy trong mạng lưới của Bittensor.
- TAO gắn liền với mọi hoạt đồng trong mạng lưới từ việc stake TAO để trở thành Validator, đăng kí Subnets, quản trị…
- Bittensor không có VC, quỹ đầu tư và cách duy nhất để kiếm TAO đó là trở thành Validator, Miner của dự án để đào hoặc là lên sàn mua => Không có áp lực xả đột biến, token hướng đến cộng đồng và sự bền vững của mạng lưới.
- Phần thưởng cho người tham gia vào mạng lưới đang rất tốt => Khuyến khích đóng góp nhiều hơn => Nhu cầu mua TAO để tham gia => TAO tăng giá.
- TAO nằm trong danh mục đầu tư AI của Grayscale.
Một điểm nữa đó là mặc dù vốn hóa của TAO là 2,1 tỷ USD tương đương với 7.26 triệu TAO phát hành ra ngoài. Tuy nhiên:
- Chỉ có khoảng 19.28% ở ngoài thị trường (Màu vàng).
- 80.72% của 7.26 triệu TAO (Màu xanh) đang được stake (khóa) trong các validator => Vốn hóa thực tế rơi vào 420 triệu USD => Khá thấp khi so vơi vốn hóa trên giấy tờ (2.1 tỷ USD) => Tín hiệu tích cực cho tiềm năng tăng giá của TAO.
3. Tiềm năng và thách thức của xu hướng AI
Mặc dù về mặt phân tích cơ bản, xu hướng cả trong lẫn ngoài thị trường Crypto đều ủng hộ cho AI là Big Trend trong chu kỳ này, tuy nhiên ta cũng cần nhìn vào các thách thức sau:
- Worldcoin: Mô hình khó gây FOMO khi tập trung làm định danh, gặp nhiều vấn đề pháp lý ở các quốc gia.
- io.net: Câu chuyện vận hành sao cho đồng bộ sản phẩm, đảm bảo sự ổn định là một thách thức.
- ASI: Chưa có sản phẩm cụ thể, tất cả chỉ đang ở giai đoạn lý thuyết, nhà đầu tư ủng hộ vì đường giá là chính.
- Arkham: Nhận được sự chú ý khi có Sam Altman đầu tư, nền tảng có giá trị sử dụng thực tế, tuy nhiên ứng dụng của AI trong sản phẩm là chưa nhiều, cần phải mở rộng hơn nữa.
- Bittensor: Phần lớn quyền quản trị đang bị tập trung tại top 5 Validator đầu tiên => Lợi ích nhóm trong mạng lưới, ảnh hưởng về sự phát triển dài hạn của dự án.
Ngoài ra một yếu tố khách quan khác có thể khiến sóng AI “lỏ” đó là:
- NVIDIA báo cáo lỗ.
- Chat GPT 5.0 ra mắt gặp nhiều trục trặc.
=> Động lực chính của AI trong Crypto vẫn đến từ việc “ký sinh” vào AI ở thị trường truyền thống chứ không phải vì nội tại của các dự án.
4. Tổng kết
Phía trên là 5 dự án AI tiềm năng trong thị trường Crypto, đây đều là những đánh giá của riêng đội ngũ 5Money, các bạn chỉ nên dùng để tham khảo và hãy luôn tự nghiên cứu những tiềm năng cũng như thách thức của dự án để đưa ra quyết định đầu tư cho bản thân mình nhé!
Miễn trừ trách nhiệm: 5Money khuyến cáo người đọc phải trang bị kiến thức sâu sắc về thị trường Crypto trước khi tham gia đầu tư. Thông tin trong bài viết không được xem là lời khuyên tài chính, 5Money không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn.
Tham gia Cộng đồng 5 Phút Crypto để thảo luận về kiến thức và kinh nghiệm đầu tư nhé!