1. DePIN là gì?
DePIN (Decentralized Physical Infrastructure Networks) là hệ thống mà nhiều người cùng quản lý và sử dụng các thiết bị, như mạng lưới internet hoặc thiết bị máy tính, bằng công nghệ blockchain. Điều này giúp mọi người có thể tham gia và chia sẻ tài nguyên nhàn rỗi để kiếm lợi nhuận mà không cần đến một tổ chức trung gian.
Thay vì các công ty lớn hoặc tổ chức chính phủ kiểm soát cũng như quản lý toàn bộ hạ tầng, DePIN cho phép cộng đồng người dùng tham gia đóng góp và quản lý mạng lưới. Điều này giúp tạo ra một hệ thống hạ tầng hiệu quả, minh bạch và phi tập trung.
Vậy DePIN có gì tiềm năng? TOP 4 dự án DePIN nổi bật là gì? Cùng 5Money tìm hiểu nhé!
2. Tại sao DePIN là xu hướng tiềm năng trong tương lai?
Trong bối cảnh công nghệ phát triển, các mô hình hạ tầng tập trung vẫn còn đang gặp nhiều khó khăn. Sự kết hợp giữa công nghệ Blockchain và kinh tế chia sẻ đã mở ra cơ hội mới cho ngách này.
DePIN nổi lên như một giải pháp tối ưu cho thời đại mới, giải quyết được những vấn đề nan giản như là:
- Chi phí cao do vốn đầu tư lớn và chi phí vận hành đắt đỏ của cơ sở hạ tầng tập trung.
- Giải quyết được vấn đề bảo mật khi dữ liệu không còn nằm trong tay một tổ chức tập trung nào cả. Từ đó tránh được tình trạng lừa đảo, trục lợi cá nhân.
- Kinh tế chia sẻ giúp tận dụng tối đa tài nguyên, giảm lãng phí và tăng hiệu quả sử dụng.
Nhờ những lợi thế vượt trội trên mà DePIN được cho là một trong những mảng phát triển vượt bậc khi được các VCs có tiếng rót tới 1 tỷ USD (Theo số liệu Messari thống kê năm 2023).
3. Các dự án tiềm năng
3.1 io.net
io.net hoạt động như một mạng lưới GPU trên hệ sinh thái Solana., nơi mà các nhà phát triển có thể thuê thiết bị GPU nhàn rỗi trên toàn cầu để phục vụ cho các ứng dụng AI và Machine Learning.
Dự án đã thành công gọi vốn tại vòng Series A với số tiền 30 triệu USD. Được dẫn đầu bởi Hack VC, bên cạnh đó còn có sự tham gia của các quỹ máu mặt như Multicoin Capital, Delphi Ventures và Animoca Brands.
So với các đối thủ cạnh tranh ở thị trường truyền thống, io.net đang tỏ ra vượt bật về cả mặt chi phí, hiệu suất và sự linh hoạt.
GPU và cho thuê phần cứng, rõ ràng là một thị trường đầy tiềm năng, nếu io.net thực sự vận hành được mô hình trên thì một nguồn doanh thu khổng lồ đang chờ đón họ.
io.net hiệu suất gấp 10-20 lần so với các đối thủ cạnh tranh như CoreWeave, Google Cloud và AWS.
- Không như các đối thủ khác hiện nay vẫn còn đang sài card A100. io.net sử dụng cả RTX 3090 đơn lẻ và cấu hình 8 card RTX 3090.
- Có thời gian tạo hình ảnh nhanh nhất và chi phí thấp nhất.
- Với 1.6 USD, io.net có thể tạo ra số lượng hình ảnh lớn nhất, đặc biệt là khi sử dụng cấu hình 8 card RTX 3090. Điều này cho thấy io.net có hiệu quả chi phí rất cao.
Vậy tại sao io.net tiềm năng:
- AI là xu hướng tất yếu của nhân loại, GPU hay phần cứng nói chung sẽ cần thiết cho sự phát triển này => io.net đang đi đúng thị trường.
- Câu chuyện về mô hình kinh doanh của io.net thực sự rất hay. Dễ hiểu là một điểm cộng cực lớn trong việc đầu tư, nhất là đối với các F0 mới vào thị trường => Nguồn thanh khoản chính cho sóng tăng sắp tới.
Thách thức duy nhất của dự án đó là làm sao để đồng bộ được cả chất lượng và số lượng từ các GPU của người cung cấp. Vận hành như thế nào cũng là một dấu chấm hỏi lớn khi nói về sản phẩm của io.net
Tokenomics đang ủng hộ cho đường giá của IO khi cung lưu thông được giữ ở mức thấp, lượng token cho quỹ phải đến tháng 7/2025 mới được mở khóa
3.2 Privasea
Privasea là dự án phát triển cả 2 mảng DePIN + AI, đặc biệt chú trọng đến việc bảo mật dữ liệu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Dự án đã thành công huy động được 10 triệu USD, nổi bật với sự góp mặt của các quỹ “khét tiếng” như Binance Labs và OKX Ventures.
Privasea sử dụng công nghệ FHE (Fully Homomorphic Encryption) cho phép thực hiện các phép tính trên dữ liệu đã được mã hóa mà không cần giải mã chúng. Nói một cách đơn giản, Privasea cung cấp giải pháp giúp các ứng dụng AI có thể xử lý dữ liệu của bạn mà không cần phải tiết lộ thông tin cá nhân.
Vào ngày 31/7, Privasea đã công bố kết thúc Genesis Campaign. Chương trình này mở ra dành cho những người tham gia Mint Free NFT trên ImHuman App – một ứng dụng Scan Face của Privasea.
Dự án công bố sẽ Airdop cho những người nắm giữ NFT này. Nhờ đó mà Genesis Campaign đã thu hút hơn 240,000 users cho ứng dụng này.
Tiếp nối thành công của Genesis Campaign, Privasea cũng mở bán 5000 node cho đối tác và miner. Chỉ sau 48h các node này đã được bán hết
Hiện tại, Privasea vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm (testnet) và chưa công bố lộ trình phát triển (roadmap) cũng như tokenomics.
Tuy nhiên bảo mật trong xu hướng AI có thể sẽ là đề tài mà thị trường nhắc đến khi:
- Worldcoin – Coin AI lớn nhất thị trường đang phát triển hệ thống định danh on-chain nhằm thúc đẩy bảo mật.
- Deepfake diễn ra một cách tràn lan như hiện tại, dữ liệu người dùng trở thành “mỏ vàng” cho các doanh nghiệp. Lúc này các giải pháp về bảo mật, phân biệt giữa người và bot sẽ lên ngôi khi đưa ra lời giải cho các vấn đề trên.
5Money đánh giá đây là một giải pháp rất hay khi hầu hết các công nghệ AI hiện nay đều tiềm ẩn rủi ro về bảo mật. Khi chúng ta quá tin tưởng vào các công cụ AI sẽ dẫn đến hiện trạng lộ bảo mật thông tin cá nhân. Đơn cử như Fake khuôn mặt hoặc giọng nói để lừa đảo nhằm trục lợi.
3.3 Gensyn
Được “chống lưng” bởi A16z – Quỹ uy tín top đầu thị trường, với 43 triệu USD được huy động sau 1 vòng – Dự án đang trở thành cái tên đáng chú ý trong xu hướng DePin lần này.
Gensyn là mạng lưới phân tán phi tập trung, tận dụng sức mạnh tính toán từ card đồ họa GPU, để huấn luyện các mô hình Machine Learning. Điều này giúp tăng tốc quá trình phát triển trí tuệ nhân tạo, tiêu biểu như ChatGPT.
Nói một cách dễ hiểu bạn sẽ cung cấp GPU cho mạng lưới Gensyn, và Gensyn sẽ dùng sức mạnh này để huấn luyện AI.
Gensyn giải quyết vấn đề gì?
- Vấn đề thiếu hụt GPU: Gensyn tổng hợp các card đồ họa GPU nhàn rỗi. Điều này giúp giải quyết vấn đề thiếu GPU trong quá trình huấn luyện (train) AI
- Xác thực dữ liệu và quyền riêng tư: Để đảm bảo tính bảo mật và xác thực dữ liệu, Gensyn sẽ tạo một bản sao song song để xác thực dữ liệu ngoài chuỗi (off-chain) thay vì sử dụng Zero-Knowledge Proof thông thường.
Vậy tại sao 5Money lại đưa Gensyn vào bài viết này:
- Cuộc chơi đã thay đổi khi ETH chuyển từ cơ chế POW sang POS, tình trạng thiếu Card không còn đến từ việc Minning mà là vì Training AI. Card đồ họa chính là tài nguyên mới trong thời đại này và Gensyn không muốn bỏ lỡ miếng bánh đó.
- Gensyn đã chứng minh được tiềm năng của mình với 53.9 triệu USD sau 3 vòng gọi vốn, một con số khó có dự án DePIN nào gần đây đạt được. Sự xuất hiện của “ông lớn” A16z tại vòng Seed là một điểm cộng.
- Đội ngũ Core team đều là những thành viên có chuyên môn cao trong mảng phần mềm và Machine Learning.
- Dự án còn khá mới và đang trong giai đoạn testnet. Bạn có thể đăng ký đóng góp GPU sớm cho mạng lưới bằng cách điền form trong mục “Supply Compute”. Và đương nhiên có đóng góp thì sẽ có cơ hội nhận lại token của dự án.
Tuy nhiên, điểm trừ là dự án hiện tại vẫn ở giai đoạn testnet nên chúng ta vẫn cần chờ đợi đến khi dự án chính thức ra mắt để có cái nhìn toàn diện về Gensyn!
3.4 Dawn
Với tổng cộng 33 triệu USD sau 2 vòng gọi vốn, Dawn đã trở thành chú “ngựa ô” trên cuộc đua thị phần chia sẻ băng thông so với các dự án DePIN cùng mảng.
Internet hiện nay đắt đỏ vì bị kiểm soát bởi một vài nhà cung cấp dịch vụ (ISP), họ phải đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng như cáp quang. Để bù chi phí, những công ty này phải tăng giá rất cao, khiến người dùng phải trả phí đắt đỏ và có ít lựa chọn.
Dawn ra đời nhằm giải quyết vấn đề này bằng cách tận dụng lượng tài nguyên nhàn rỗi từ người dùng, cho phép họ đóng góp băng thông và nhận phần thưởng.
Công ty đứng sau Dawn là Andrena – công ty cung cấp băng thông internet cho thị trường Web2. Hiện đã phục vụ được 10 tiểu bang ở Mỹ. hơn 10.000 hộ gia đình và các công ty.
Được chống lưng bởi Andrena với tệp khách hàng sẵn có mang đến cho Dawn lợi thế rất lớn. Bằng chứng là chỉ sau một ngày ra mắt Dawn đã thu hút được 3 triệu người dùng tại New York và Philadelphia với 240 node đã được chạy trên 240 địa điểm. Đặc biệt với hơn 100.000 người dùng đã tải extension của Dawn.
DePIN trên Solana luôn là một câu chuyện được nhiều người để ý đến, dù chưa thực sự bùng nổ nhưng đây vẫn là narrative tiềm năng sắp tới. Đặc biệt là những dự án gọi vốn to, sản phẩm thật và khách hàng thật như Dawn.
Tuy nhiên sản phẩm trên Web3 lại là câu chuyện khác khi mà Dawn phải đảm bảo được sự ổn định trong sản phẩm cũng như việc vận hành được trơn chu, cân bằng lợi ích giữa các bên tham gia.
Dawn đang có chương trình Airdrop cho người dùng. 5Money cũng đã có bài viết hướng dẫn chi tiết để săn Airdop dự án này, bạn có thể xem bài viết bên dưới.
4. Tổng kết
Ngoài các dự án kể trên, thị trường hiện tại cũng có rất nhiều cái tên tiềm năng đã phát triển lâu đời như Render, Filecoin, Theta,… Và một số dự án mới như Grass, Dimo,…
Trên đây là các dự án DePIN tiềm năng trong năm 2024 mà 5Money đã tổng hợp và đánh giá. Hy vọng rằng thông tin này sẽ giúp các bạn có cái nhìn toàn diện hơn về bức tranh tương lai của DePIN.
Miễn trừ trách nhiệm: 5Money khuyến cáo người đọc phải trang bị kiến thức sâu sắc về thị trường Crypto trước khi tham gia đầu tư. Thông tin trong bài viết không được xem là lời khuyên tài chính, 5Money không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn.
Tham gia Cộng đồng 5 Phút Crypto để thảo luận về kiến thức và kinh nghiệm đầu tư nhé!