1. Solana là gì?

Solana là blockchain hiệu suất cao được thiết kế với mục đích lưu trữ các ứng dụng phi tập trung. Trọng tâm chính của Solana là nâng cao khả năng mở rộng để hỗ trợ các ứng dụng phi tập trung (dApps) có thông lượng cao. 

Solana sử dụng kết hợp hai cơ chế đồng thuận Proof of History (POH) và Proof of Stake (POS) để đạt được tốc độ giao dịch rất cao (lên đến 65.000 TPS) và chi phí thấp (chỉ 0.0015 USD/giao dịch). Đây đều là những con số vượt trội so với blockchain Layer 1 hàng đầu hiện nay là Ethereum. 

Trong năm 2024, Solana đã chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc khi vượt mặt Ethereum về tổng khối lượng giao dịch trên các sàn DEX nhờ vào sự bùng nổ của cơn sốt Memecoin và trào lưu Airdrop trên hệ sinh thái.

2. Đội ngũ dự án

Thành lập vào năm 2018, blockchain Solana được xây dựng bởi Solana Labs có trụ sở tại San Francisco. Thông tin về các thành viên chủ chốt trong đội ngũ phát triển như sau:

  • Anatoly Yakovenko (Co-founder và CEO): Anh từng làm kỹ sư thiết kế hệ thống phân tán (Distributed System) của Qualcomm trong vòng 12 năm trước khi làm kỹ sư phần mềm tại Dropbox và Mesosphere. Yakovenko bắt tay sáng lập nên Solana vào tháng 04/2018 và giữ vị trí giám đốc điều hành (CEO) Solana. 
  • Greg Fitzegerald (Co-founder và CTO): Anh từng là kỹ sư phần mềm cấp cao tại Qualcomm và kỹ sư phần mềm hệ thống tại Alescere. Hiện anh giữ vị trí giám đốc kỹ thuật (CTO) tại Solana. 
  • Raj Gokal (Co-founder và COO): Anh từng làm cựu giám đốc sản phẩm tại Odama Health (công ty áp dụng công nghệ vào chăm sóc sức khỏe). Hiện Gokal đang làm giám đốc khâu vận hành (COO) tại Solana. 
Các thành viên chủ chốt của đội ngũ phát triển Solana
Các thành viên chủ chốt của đội ngũ phát triển Solana

3. Nhà đầu tư và đối tác

Solana đã huy động thành công 334 triệu USD trong 2 vòng gọi vốn bao gồm:

  • Vòng 1 (Series A – 30/07/2019): Dự án nhận được 20 triệu USD từ Multicoin Capital, NGC Ventures cùng nhiều tổ chức khác. 
  • Vòng 2 (Private Round – 09/07/2021): Solana gọi được 314 triệu USD từ loạt quỹ đầu tư nổi tiếng như a16z, Polychain Capital, Jump Trading, … 

Bên cạnh các vòng gọi vốn chính thức, Solana cũng thực hiện thành công các vòng mở bán Coin và thu về tổng cộng 25.55 triệu USD:

  • Private (05/04/2018): Huy động được 3.17 triệu USD với mức giá 0.04 USD / SOL
  • Private (02/06/2018): Huy động được 12.63 triệu USD với mức giá 0.2 USD / SOL
  • Pre-sale (09/07/2018): Huy động được 5.7 triệu USD với mức giá 0.225 USD / SOL
  • Pre-sale (02/01/2020): Huy động được 2.29 triệu USD với mức giá 0.25 USD / SOL
  • ICO (23/03/2020): Huy động được 1.76 triệu USD với mức giá 0.25 USD / SOL thông qua nền tảng Coinlist
3 vòng đầu tư gần nhất vào Solana

Với tư cách là blockchain Layer 1 lớn bậc nhất hiện nay, Solana đã thiết lập mạng lưới đối tác rộng khắp với các tổ chức tài chính lớn như Shopify, Visa, Google,… cho thấy ứng dụng của Solana đã và đang dần lan tỏa đến đời sống thực tế của con người. 

Thông tin về các đối tác của Solana
Thông tin về các đối tác của Solana

4. Sản phẩm của Solana là gì?

Solana là một blockchain Layer 1 được phát triển với tốc độ xử lý giao dịch lên đến 65.000 TPS (số lượng giao dịch mỗi giây) với mức phí cực thấp, chỉ 0,0015 USD.

Solana được cấu thành bởi 8 công nghệ khác nhau, trong đó công nghệ cốt lõi của đó là Proof of History (PoH). Để dễ hiểu, PoH giúp mạng Solana tối ưu cách xác nhận thứ tự các giao dịch, từ đó nâng cao hiệu suất mạng lưới cả về tốc độ lẫn phí giao dịch.

Bảng so sánh mạng Solana với các blockchain Layer 1 nổi bật khác – Nguồn: ResearchGate

Vào tháng 10/2023, công ty quản lý tài sản VanEck nhận định rằng khi Crypto trở nên phổ cập, nhu cầu về các blockchain lưu trữ sẽ ngày càng tăng cao. Khi đó, Solana với những ưu điểm vượt trôi sẽ được hưởng lợi lớn từ những hoạt động đó tạo ra. 

Trong năm 2024, hệ sinh thái Solana đã trở lại đầy mạnh mẽ với sự bùng nổ của làn sóng FOMO săn Airdrop từ các dự án như Jupiter (JUP), Jito (JTO). Bên cạnh đó, cơn sốt memecoin bùng nổ vào tháng 03/2024 với loạt dự án tăng trưởng “khủng” như BOME, WIF, BONK, … đã góp phần không nhỏ giúp SOL vượt mốc 200 USD lần đầu sau gần 3 năm.

Tính đến ngày 20/07/2024, SOL giao dịch quanh mức 163 USD. SOL hiện đang là đồng coin có mức vốn hóa lớn thứ 4 trên thị trường Crypto hiện nay, đạt 75 tỷ USD. Khối lượng giao dịch hàng ngày của SOL trên các sàn giao dịch đạt trung bình 2.7 tỷ USD, chỉ xếp sau BTC và ETH. Giá SOL đã tăng gấp 20 lần kể từ tháng 11/2022 – thời điểm sàn CEX FTX sụp đổ gây ảnh hưởng nặng nề đến giá SOL.

Biểu đồ giá token SOL (Solana) trên khung tháng (1M)
Biểu đồ giá token SOL (Solana) trên khung tháng (1M)

Đặc biệt, Solana còn là nền tảng tạo điều kiện cho các nhà phát triển phát triển các DApps trên hệ sinh thái. Với khả năng xử lý giao dịch nhanh chóng và chi phí thấp, Solana trở thành điểm đến hấp dẫn của các dự án DeFi, Gaming và NFT.

Hệ sinh thái Solana rất đa dạng và có nhiều dự án nổi bật trên toàn bộ những lĩnh vực của tài chính phi tập trung (DeFi). Các mảnh ghép đáng chú ý trong hệ sinh thái Solana có thể kể đến như:

  • DEX: Raydium, Jupiter, Orca, Serum, …
  • Lending: Solend, Acumen, Apricot Finance, … 
  • Launchpad: Solstarter, Solanium, 0xbull, … 
  • Gaming & NFT: Backwoods, Magic Eden, Sharky Finance, Tensor, Star Atlas, …
  • Memecoin: Dogwifhat (WIF), Bonk (BONK), Bome (BOME), … 
  • Wallet: Backpack, Phantom, … 
  • Cross-chain: Wormhole,..
Các dự án nổi bật trong hệ sinh thái của Solana
Các dự án nổi bật trong hệ sinh thái của Solana

5. Thông tin về Tokenomics

5.1. Thông tin token

TênSOL
Blockchain Solana
Tiêu chuẩn tokenSPL
Mảng Layer 1
Tổng cung 580 triệu (tổng cung sẽ đạt 800 triệu vào năm 2032 do lạm phát)

5.2. Token Allocation & Release Schedule

Đồng SOL được phân bổ cụ thể như sau:

  • Seed Sale: 16.23%.
  • Founding Sale: 12.92%.
  • Validator Sale: 5.18%.
  • Strategic Sale: 1.88%.
  • CoinList Auction Sale: 1.64%.
  • Developers: 12.79%.
  • Foundation: 10.46%.
  • Community: 38.89%.
Phân bổ của token SOL – Nguồn: Binance Research

Tính đến tháng 07/2024, lượng SOL được phân bổ cho các bên đã được unlock toàn bộ. Chỉ riêng mục phần lạm phát của SOL (Community) sẽ được unlock tuyến tính trong vòng 8 năm tới và dự kiến kết thúc vào năm 2032 cho đến khi tổng cung SOL đạt 800 triệu. 

Lịch trả của token SOL – Nguồn: CoinGecko

5.3. Token Use Case

Những use case đáng chú ý của SOL:

  • Phí gas: Được sử dụng làm phí gas trên mạng lưới Solana.
  • Staking: Holder SOL có thể staking để nhận về phần thưởng, với mức lợi nhuận có thể lên đến gần 9%/năm. 
  • Rewards: Phần thưởng dành cho người chạy node
  • Quản trị: Người nắm giữ SOL sẽ có thể bỏ phiếu về các quyết định quản trị mạng.

6. Roadmap

Trong năm 2024, lộ trình phát triển của Solana hướng tới những mục tiêu sau: 

  • Ra mắt Firedancer – một validator client cho mạng Solana được phát triển bởi Jump Crypto – giúp tăng thông lượng giao dịch và độ hiệu quả của mạng lưới.
  • Thực hiện SIMD-0096 đề xuất chia phí giao dịch ưu tiên (Priority Fee) cho các Validator, giúp khuyến khích nhiều Validator tham gia bảo mật mạng Solana và ngăn ngừa nguy cơ tấn công 51%. 
  • Phát triển Runtime v2 của Solana Labs, giúp nâng cao hiệu suất mạng và cải thiện trải nghiệm của nhà phát triển. 

Tính đến tháng 07/2024, Solana đã hoàn tất việc ra mắt Firedancer và thông qua đề xuất SIMD-0096. Solana dự kiến sẽ hoàn thành việc phát triển Runtime v2 vào quý 4 năm 2024.

7. Tiềm năng và thách thức của Solana

Tiềm năng của Solana:

  • Các quỹ Spot SPOL ETF được thông qua: Một số công ty quản lý tài sản như VanEck và 21Shares đã nộp đơn đăng ký quỹ Spot SOL ETF gửi lên SEC. Nếu các quỹ này được phê duyệt, đây sẽ là tín hiệu rất tốt cho hệ sinh thái Solana
  • Sự ủng hộ từ các tổ chức lớn: Solana đã gây dựng tên tuổi vững chắc trên thị trường Crypto hiện nay với hệ sinh thái hết sức đa dạng và mạng lưới đối tác rộng khắp. Trong bối cảnh thị trường ngày càng xuất hiện nhiều đồng coin mới, Solana là cái tên hiếm hoi hứa hẹn có thể phát triển bền vững qua các chu kỳ khác nhau nhờ vào cộng đồng dự án trung thành. 

Thách thức của Solana:

  • Tình trạng nghẽn mạng: Mạng lưới Solana thường xuyên gặp phải tình trạng nghẽn mạng trong năm 2022 – 2023. Mặc dù các sự cố này đã được cải thiện phần nào trong năm 2024, vẫn có những thời điểm lỗi mạng khiến 70% giao dịch Memecoin của người dùng gặp thất bại. Dự án cần nâng cao cơ sở hạ tầng để hạn chế những sự cố kỹ thuật như vậy tái diễn. 
  • Dự án được liệt vào mục “coin cũ”: Solana có thể đối mặt với tình trạng bão hòa khi dự án đã có thâm niên khá lâu trên thị trường Crypto. Điều này đòi hỏi Solana cần tiếp tục cải tiến và phát triển để có thể duy trì lợi thế cạnh tranh trước hàng loạt giải pháp Layer 1 mới như Sui (SUI), Aptos (APT) và đặc biệt là TONCoin (The Open Network).  

8. Kênh thông tin dự án

9. Tổng kết

Hy vọng bài viết đã giúp bạn trả lời câu hỏi Solana là gì, cũng như hiểu thêm về tiềm năng cũng như thách thức của nền tảng Layer 1 đình đám này. Với hệ sinh thái đa dạng và phát triển mạnh mẽ, Solana đã và đang giữ vị thế rất lớn trong sự phát triển của cả thị trường Crypto.

Đọc thêm: Grass là gì? Dự án Depin tiềm năng trên Solana