1. Retroactive là gì?
Retroactive cách mà một dự án dùng để phân phát token hoặc phần thưởng cho người dùng đã tham gia hoặc đóng góp vào dự án trước đó. Đây là cách để dự án thể hiện sự tri ân và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng.
Phía người dùng thì nhận được phần thưởng tương xứng với những đóng góp vào dự án. Từ đó tạo động lực để người dùng tham gia tích cực hơn vào các hoạt động của dự án sau này.
2. Sự khác biệt giữa Retroactive và Airdrop là gì?
Retroactive và airdrop đều là phương thức trao thưởng token cho người dùng, nhưng có điểm khác biệt chính: Retroactive nhắm đến người dùng cũ, đã tham gia hoặc đóng góp vào dự án trước đó, với phần thưởng thường có giá trị cao dựa trên mức độ đóng góp của họ, nhằm ghi nhận và đền đáp sự trung thành. Ngược lại, airdrop nhắm đến tất cả người dùng (cả cũ và mới), với phần thưởng thường nhỏ hơn và phân phát rộng rãi hơn, nhằm tăng cường nhận diện và quảng bá dự án.
3. 7 tiêu chí lựa chọn dự án airdrop retroactive
Ở phần 2 của series Cẩm nang airdrop từ A-Z thì 5Money đã hướng dẫn các bạn “bộ công cụ săn airdrop và whitelist dự án crypto”, phần 3 sẽ giới thiệu các bạn những tiêu chí lựa chọn dự án làm airdrop/retroactive từ những công cụ đó!
Theo 5Money, một dự án nên thỏa mãn 7 tiêu chí dưới đây để nằm trong watchlist theo dõi:
3.1. Quỹ đầu tư
Các bạn nên lựa chọn các dự án được đầu tư bởi các quỹ Tier 1 và 2 – Các quỹ lớn nổi bật như A16z, Coinbase Venture, Jump Crypto, Animoca Brands, Binance Labs,.. sẽ mang lại rất nhiều lợi ích, cũng như là kiểm định được độ uy tín của dự án đó.
Thêm một điểm cộng là các dự án được quỹ đầu tư tham gia 2 -3 lần thì chứng tỏ dự án đã xây dựng và phát triển rất tốt nên được quỹ quan tâm.
Ví dụ: Arbitrum đã được các quỹ lớn như Polychain Capital, Pantera, Alameda Research đầu tư từ rất sớm ở các vòng như vòng Seed, vòng Series B. Điều này đã giúp cho dự án có được nguồn lực cũng như là tạo nên độ uy tín, độ phổ biến trong cộng đồng crypto. Ngoài ra, các bạn có thể thấy Pantera Capital đã đầu tư 2 vòng cho Arbitrum đó là điểm cộng lớn cho thấy quỹ này rất tin tưởng vào tiềm năng của dự án.
3.2. Số vốn huy động được
Các bạn cũng nên lưu ý đến số vốn mà dự án huy động được vì nếu số tiền không đủ lớn thì rất khó có thể airdrop/retroactive cho cộng đồng hoặc nếu vẫn có thì phần thưởng thường sẽ không quá lớn.
Ví dụ: Aptos đã từng huy động được lên tới 350 triệu USD qua các vòng Strategic, Series A bởi các quỹ như DragonFly, Binance Labs, FTX Ventures, a16z,… Sau khi Aptos chính thức khởi chạy thì dự án đã trả thưởng tổng cộng 20.076.150 token APT cho 110.235 địa chỉ ví đủ điều kiện, mỗi ví nhận từ 1000 – 5000 USD.
3.3. Sản phẩm khác biệt – Làm mảng mới, tiềm năng
Tiêu chí này cần độ nhạy cảm với thị trường nhất định. Bạn có thể tích lũy kinh nghiệm theo thời gian. Bởi vì sản phẩm khác biệt hay nổi bật sẽ thu hút được rất nhiều dòng tiền từ các quỹ đầu tư lớn và được đón nhận tích cực từ phía cộng đồng. Đây cũng là mấu chốt của việc đánh giá dự án.
Ví dụ: Dự án EigenLayer là dự án khởi nguồn cho xu hướng Restaking nổi lên gần đây, giúp giải phóng tính thanh khoản của ETH Staking và tăng cường bảo mật cho các dự án nhờ mạng lưới Validator của Ethereum. Người dùng sẽ săn retroactive bằng cách stake trực tiếp trên Eigen hoặc stake gián tiếp thông qua các nền tảng LRT (Puffer Finance, Renzo,…). Khi sự kiện Đợt 1 kết thúc dự án đã trả thưởng cho mỗi ví ít nhất là 100 token EIGEN cho hơn 280,000 người dùng tương tác với dự án trước ngày 29/04/2024 và giá bán pre-market được trao đổi ở mức từ 8 – 10 USD/token.
3.4. Tokenomics và lĩnh vực chính của dự án
Bạn có xem xét dự án làm về lĩnh vực gì, cách thức phân phối token, tổng nguồn cung trong dự án để có thể đánh giá dự án có airdrop retroactive hay không?
Ví du: Optimism là dự án làm về Layer 2 và trong bảng phân bố token của dự án có đề cập 19% tổng cung sẽ dành cho airdrop
! Lưu ý:
- Sẽ có một số dự án sẽ không công bố trước tokenomic hoặc trong bảng phân bố token sẽ không đề cập đến việc phân bổ token cho người dùng nhưng vẫn trả thưởng vì khi đó bạn phải nắm được là dự án này về lĩnh vực gì. Nếu là Layer 1, Layer 2 hoặc những lĩnh vực mà bắt buộc phải ra token thì khả năng cao sẽ ra token để trả cho các quỹ đầu tư và bạn sẽ có cơ hội nhận thưởng
3.5. Giai đoạn phát triển của dự án
Việc xác định xem dự án đang ở giai đoạn nào của quá trình retroactive cũng là một trong tiêu chí không kém phần quan trọng. Một dự án sẽ bao gồm 3 giai đoạn chính:
- Devnet: đây là giai đoạn đầu tiên và các nhà phát triển dự án cần chuẩn bị thật kỹ trước khi tới giai đoạn tiếp theo. Ở giai đoạn này sẽ có những chiến dịch như tìm kiếm lỗi, trải nghiệm sớm dự án ở chế độ devnet, chạy node. Giai đoạn này thì phải đòi hỏi các bạn có kinh nghiệm trong lĩnh vực code hoặc biết đọc code, cũng như là kinh nghiệm trong việc thêm chain devnet và khắc phục lỗi trong khi trải nghiệm dự án. Ví dụ như LayerZero cho ra mắt chương trình bug bounty với giải thưởng lên đến 15 triệu USD.
- Testnet: giai đoạn tiếp theo của dự án dành cho cộng đồng, phù hợp với những người mới và không cần bỏ quá nhiều vốn. Testnet sẽ khá đơn giản vì các thao tác chuẩn bị ví không quá phức tạp và hoàn toàn miễn phí. Các bạn sẽ bắt đầu với bước faucet token testnet để có thể giao dịch, thêm thanh khoản, chuyển tài sản, mint NFT. Ngoài ra, có thể tương tác với các chiến dịch trên Galxe, Zealy. Có một số dự án sẽ lấy giai đoạn này làm tiêu chí để trả thưởng cho người dùng như là Aptos, Sui, Sei,…Sắp tới có lẽ sẽ có thêm những dự án như Berachain, Morph, Botanix,…
- Mainnet: bước cuối cùng trong việc khởi chạy mạng lưới và phát phần thưởng cho người dùng. Đối với mainnet người dùng phải bỏ ra một số vốn để trải nghiệm nên giai đoạn này có thể sẽ kén người dùng. Tuy nhiên, nếu chọn đúng dự án chất lượng thì phần thưởng của bạn sẽ rất hậu hĩnh, điển hình như những kèo khủng từ Starknet, Arbitrum hay Optimism,… Ví dụ thêm các dự án chưa trả thưởng bạn có thể trải nghiệm như Scroll, Pencils Protol, Farcaster,…
Việc tham gia dự án giai đoạn đầu tiên sẽ giúp bạn có lợi thế nhất định vì họ sẽ thường ưu tiên những người gắn bó lâu dài. Việc theo dự án từ đầu thay vì nhảy vào ngang sẽ giúp bạn nắm bắt được tình hình dự án tốt hơn.
Các bạn hãy nên ưu tiên những dự án trải nghiệm miễn phí. Đặc biệt là những bạn mới cần đặc biệt lưu ý. Bởi vì nếu bạn là người mới thì bạn sẽ chưa biết cách phân bổ vốn sẽ khiến cho bạn dễ nản và bỏ lỡ những cơ hội khác. Hãy săn airdrop hoặc retroactive từ những dự án miễn phí và dùng phần thưởng từ những dự án đó để cày những dự án mất phí nhé!
3.6. Được theo dõi bởi các KOL và các quỹ đầu tư
Những người có lịch sử lâu đời trong thị trường và các quỹ lớn nổi bật bởi vì thường họ sẽ là những người có được các tin insight khá sớm và luôn đi đầu trong xu hướng thị trường.
Ví dụ: Sui là một trong những ví dụ về dự án được các KOLs có tiếng trong lĩnh vực crypto theo dõi như andrew.moh – Có kinh nghiệm về narrative insights, đại sứ thương hiệu của rất nhiều dự án lớn như Magpie, B² Network, Particle Network; Irene Zhao – cựu giám đốc marketing của Konomi – giải pháp quản lý tài sản trọn bộ trên Substrate, founder của SO-COL – cộng đồng web3 và NFT; Yaoyao – nhà phát triển Solana ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, trước đây làm tại Bybit và Amazon.
3.7. Chương trình cộng đồng rõ ràng
Các bạn nên ưu tiên lựa những dự án khi tham gia trải nghiệm có ghi nhận lại điểm thưởng, roadmap bài bản, rõ ràng. Các bạn có thể tham khảo qua những dự án miễn phí như Aethir, Avalon, zkPass,.. hoặc các dự án trải nghiệm có phí như Orbiter, Owlto, Milkyway,…
Bạn nên né những dự án có dấu hiệu farm người dùng từ việc “ngủ đông” quá lâu thông qua nhiều cách khác nhau như trì hoãn việc ra token, liên tục kéo dài các sự kiện, dự án không làm đúng theo roadmap mà chậm trễ tiến độ phát triển,… Nếu xác định tham gia cày thì cần tính toán được chi phí cơ hội bỏ ra. Nếu chi phí bỏ ra nhiều hơn số tiền có thể nhận được (theo dự đoán), thì không nên làm.
4. Tổng kết
Bài viết trên đã giải thích cho bạn về retroactive là gì và 7 tiêu chí chọn dự án airdrop retroactive giúp bạn có thể tự đưa ra những nhận định cá nhân về tiềm năng của mỗi dự án. Tuy nhiên, ngoài các tiêu chí quan trọng trên thì để cần rất nhiều tiêu chí khác nên các bạn cần nhìn nhận dự án theo nhiều góc độ khác nhau và đi kèm với đó là sử dụng các công cụ săn airdrop để mang lại hiệu suất tốt nhất cho quá trình săn kèo nhé!
Mời bạn đọc tiếp tại:
Miễn trừ trách nhiệm: 5Money khuyến cáo người đọc phải trang bị kiến thức sâu sắc về thị trường Crypto trước khi tham gia đầu tư. Thông tin trong bài viết không được xem là lời khuyên tài chính, 5Money không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn.
Tham gia Cộng đồng 5 Phút Crypto để thảo luận về kiến thức và kinh nghiệm đầu tư nhé!