1. Tổng quan phân tích đa khung thời gian

Ta nhắc lại về 5 mục tiêu mà bất kì nhà giao dịch khi sử dụng hệ thống giao dịch cũng muốn đạt được : 

  •  Tìm hướng đánh lên hay xuống 
  •  Tìm take profit (TP)
  •  Tìm vùng canh lệnh 
  •  Tìm stop loss (SL) 
  •  Tìm entry vào lệnh

Và để trả lời 5 vấn đề ấy có nhiều cách thức khác nhau. Tại bài viết này, xin giới thiệu tới bạn một trong những cách thức như vậy, đó là sử dụng “Đa khung thời gian” theo tư duy của chúng tôi về phương pháp luận Wyckoff.

Lưu ý, bài viết này phù hợp với những ai đã có kiến thức cơ bản về các phase và sự kiện trong phương pháp wyckoff và muốn nâng cao kỹ năng giao dịch của mình với phân tích đa khung thời gian. Nếu là người mới bắt đầu trade coin, bạn nên xem chuỗi video “Wyckoff vỡ lòng” trên kênh Youtube của 5 phút Crypto để có được những kiến thức nền tảng về trading range (TR), các quá trình tích lũy phân phối/tích lũy hay các sự kiện liên quan.

15 video khóa học Wyckoff vỡ lòng :

Giới thiệu sơ lược về nguyên tắc đa khung :

Hệ thống đa khung của chúng tôi được chia thành 4 cấp độ TR (Trading range).

  1. TR to nhất chúng tôi đặt tên là C6 ( cấp 6 ) – Giúp chúng ta định hình bối cảnh cho các cấp TR còn lại.
  2. TR to thứ 2 là C4 ( cấp 4) – Đây là sân chơi chính nơi chúng ta tìm vùng canh cho Stoploss, Entry đều dựa vào phase và sự kiện của C4, Takeprofit dựa vào C4. Có thể tìm nhịp phase B của C4 hoặc phase C,D,E của C4.
  3. TR to thứ 3 là C2 ( cấp 2 ) – Đây là cấp TR chúng ta tìm lệnh nhiều nhất. Chỉ tìm lệnh ở trong phase C,D,E của C2.
  4. TR to thứ 4 là C0 ( cấp độ nhỏ nhất ) – Đây là cấp TR nhỏ nhất (có thể nhìn bằng nến). Chỉ bắt ở trong phase C,D,E của C0.

Bạn đừng lo lắng nếu chưa hiểu ngay về những khái niệm này, chúng sẽ được giải thích kỹ hơn về ý nghĩa và cách sử dụng ở những phần sau. Ở đây bạn chỉ cần nhớ nguyên tắc : 

Các cấp TR nhỏ hơn sẽ nằm ở trong phase và sự kiện của cấp TR to hơn. Và chúng ta sẽ luôn phân tích từ khung lớn (TR lớn) về khung nhỏ hơn (TR nhỏ hơn) chứ không làm ngược lại. Có nghĩa, chúng ta cần tìm C6 đầu tiên, sau đó vào khung nhỏ hơn tìm kiếm TR C4, tiếp theo vào khung nhỏ hơn nữa tìm C2 và tương tự như vậy để tìm C0. 

2. Phân tích đa khung thời gian để tìm hướng đánh lên xuống

Khi mở một chart bất kỳ, ta sẽ thấy các quá trình giá chạy lên, xuống, sideway đan xen nhau. Chẳng hạn, ở khung thời gian này giá hướng lên thì ở trong khung nhỏ hơn chính tại nhịp giá đó lại chứa nhiều nhịp giá xuống hay sideway. Vậy nên, không chỉ cần trả lời được “ý tưởng đánh lên hay xuống”, mà cần làm rõ “hướng đánh đó có giá trị từ tầm giá nào tới giá nào hoặc từ thời điểm nào tới thời điểm nào”. Việc vẽ ra và phân tích 2 cấp độ TR là C6, C4 chính là để giải quyết vấn đề này

Bước 1 : Xác định bối cảnh bằng việc xác định C6 

Thay vì nhìn vào cả thị trường thì chúng ta nên chỉ tập trung vào 1 vùng cân bằng cụ thể. Có điểm bắt đầu rõ ràng ở trên chart (là điểm bắt đầu của TR C6) cho tới giá hiện tại. Và chúng ta gọi đó là bối cảnh – TR C6 được hình thành.

Chúng ta nên chọn TR C6 có khoảng cách giữa 2 biên giá (trên và dưới) đủ lớn. Mục tiêu của việc này là để khoảng TP tiềm năng sau này cho các lệnh của chúng ta không bị quá nhỏ. Vậy như thế nào là đủ lớn? Theo kinh nghiệm của chúng tôi, bạn nên tìm C6 theo khung thời gian từ H1 trở lên.

Ứng với Bitcoin ở thời điểm hiện tại thường biên giá của C6 khi ấy sẽ rơi vào khoảng 5000 giá hoặc lớn hơn.  

Biên độ rộng của TR C6 và C4

Lời khuyên : Không nên tìm C6 với khung thời gian hoặc biên giá nhỏ hơn những ví dụ ở trên. Vì C6 được đặt tên là bối cảnh lớn nên khi thay đổi xuống khung thời gian nhỏ để chia nhỏ thêm các cấp TR C4,C2,C0. Thì các cấp nhỏ nhất (như C0) sẽ diễn ra rất nhanh khiến ta ít có thời gian để phân tích hơn, khoảng TP tiềm năng của lệnh tương đối nhỏ gây bất lợi về phần phí giao dịch khi quản lý vốn. 

Lưu ý : Để xác định biên C6 hãy dùng kiến thức Wyckoff căn bản làm nền tảng (có thể xem lại khóa wyckoff vỡ lòng ở đầu bài viết). Tuy nhiên để xử lý tốt hơn nhiều biến thể của thị trường bạn nên có thêm những kiến thức sau: 

  • Kiến thức về giả định về kẻ biên TR được team chúng tôi thống kê (update những bài sau).
  • Kiến thức về mẫu hình vì không phải đoạn thị trường nào cũng đi theo mẫu hình truyền thống (update những bài sau). 
  • Kiến thức Volume Profile (update nhưng bài sau) giúp dự phóng sớm tầm biên giá.

Nhiệm vụ bước 1 cần ra được 2 output :

  1. Kẻ được biên TR C6. Biên trên ở đâu? Biên dưới ở đâu? 
  2. C6 hiện tại đang ở pha nào? Pha B hay Pha C,D tiềm năng. 

Lưu ý, vẽ được TR C6 giúp chúng ta cắt nhỏ chart thành 1 giai đoạn cụ thể làm bối cảnh, chúng ta không nên vào lệnh theo ngay pha và sự kiện của TR C6 vừa xác định mà nên tìm thêm các TR nhỏ hơn bên trong để phân tích. Lý do của điều này là:

  • Vì C6 thường diễn ra rất lâu, chờ đợi các sự kiện của C6 như vậy thì mất thời gian và ít lệnh. Chẳng hạn, có nhiều khoảng thời gian giá sẽ ở lưng chừng giữa TR C6 nếu theo pha và sự kiện C6 thì chúng ta sẽ ít giao dịch ở đây. Nhưng ở đó vẫn có nhiều cơ hội mà chúng ta hoàn toàn có thể tìm cách khai thác. 
  • Vì nếu chỉ dùng 1 khung thời gian thì thường khoảng stoploss-entry sẽ tương đối lớn, tỷ lệ R/R thường không cao chúng ta cần có cách tối ưu hơn. 

→ Đấy là các lý do chúng ta không lập tức vào lệnh trực tiếp theo pha sự kiện C6 mà nên có các bước ngay sau đây.

Bước 2 : Tìm sân chơi C4 khi đã xác định được rõ ràng C6.

Vì C6 thường rất lâu, chờ đợi các sự kiện như vậy thì mất thời gian và ít lệnh. Chẳng hạn, có nhiều khoảng thời gian giá sẽ ở lưng chừng giữa TR C6, nếu theo pha và sự kiện C6 thì chúng ta sẽ ít giao dịch ở đây. Nên nhiệm vụ C4 sinh ra để giúp chúng ta có nhiều cơ hội vào lệnh hơn và có nhiều sân chơi C4 hơn. Và quan trọng hơn cả, việc xác định “Giá đang thuộc phase nào của C4 sẽ cho ta ý tưởng về hướng đánh của lệnh là lên hay xuống”.

Nhưng trước hết, chúng ta cần tìm TR C4 và trả lời C4 thuộc vị trí nào? Phase nào? Sự kiện nào? của C6 và cách tìm C4 : 

  1. Nếu giá đang thuộc pha B của C6 đã xác định ở bước 1. Hãy tìm C4 ở 2 vùng biên của C6. Tuy nhiên C4 có thể ở vị trí cao hơn hoặc thấp hơn so với vùng biên của C6.
  2. Nếu bạn xác định giá đang có thể thuộc pha C hoặc D của C6 thì hãy tìm các vị trí LPS, LPSY tiềm năng của C6. Sau đó xác định C4 ở gần các vị trí LPS, LPSY nói trên đồng thời chúng ta sẽ muốn thấy tính chất của TR C4 sẽ thuận theo tính chất hướng đánh của TR C6. Tức là nếu C4 trên và ở gần LPS (C6) hoặc đóng vai cho chính là LPS (C6), chúng ta muốn thấy các pha sự kiện tiếp theo cho thấy nó là 1 TR tích lũy. Nếu C4 ở dưới và ở gần LPSY (C6) hoặc đóng vai cho chính là LPSY (C6), chúng ta muốn thấy các pha sự kiện tiếp theo cho thấy nó là 1 TR phân phối.
Hình ảnh ví dụ - Tương quan bối cảnh C6 và C4
Hình ảnh ví dụ – Tương quan bối cảnh C6 và C4

Trong hình mình họa, bạn có thể thấy bên trong TR C6 (màu cam) sẽ có các sự kiện khác nhau. Và chính tại các sự kiện đó, khi nhìn ở khung nhỏ hơn, ta có các TR C4 (màu xanh lá cây).

Nhiệm vụ bước 2 cần ra được 2 output :

  1. Xác định thiên kiến vị trí của C4 thuộc pha, sự kiện nào? Hoặc vị trí nào của mẫu hình của C6.
  2. C4 là trading range nào trong các lựa chọn: phân phối, tái tích lũy, tích lũy, tái phân phối? Trả lời dựa vào thiên kiến và dữ kiện cho ở C6.

→ Kết luận : Từ 2 bước trên chúng ta có thể trả lời rõ hơn về hướng đánh của C4 ở từng vị trí khác nhau của C6. Mọi người nên nhớ C6 là bối cảnh cho các cấp TR nhỏ hơn và C4 là sân chơi chính của chúng ta.

Và sẽ có hai trường hợp : 

  1. Khi C6 ở pha B chúng ta tìm C4 ở vị trí ở các vùng biên, nhịp ăn và hướng đánh sẽ sang bên biên còn lại. Và nếu C4 đủ lớn thì ta có thêm điểm oánh pha B của C4 (dù ngược chiều hướng C6) – C4 đủ lớn ở đây là phải chứa được các cấp TR nhỏ hơn nữa là C2 và C0 (mình sẽ nói ở phần sau) cũng giống như C6 đủ lớn ở phần trước mình đã nói.
  2. Khi C6 ở pha C, D tiềm năng chúng ta tìm C4 tương ứng ở các LPS, LPSY tiềm năng đánh theo xu hướng của C6.

Bước 3 : Sau khi có kết luận từ bước 1 và bước 2 thì chúng ta tìm C2 trong sân chơi chính C4 và khi này chúng ta kết luận hướng đánh.

Khi đã biết bối cảnh C6 và tìm được C4 nằm ở pha nào của C6 và nhịp và hướng đánh C4 định ăn thì chúng ta xe có 2 trường hợp cho C2 như sau : 

  1. Khi C4 đang chỉ có tín hiệu ở trong pha B chúng ta tìm C2 ở 2 biên của C4 và đánh đảo chiều khi đó TP ở biên còn lại. Như hình ở dưới C2 là TR màu xanh dương.
  2. Khi C4 có thể đã đến pha C, D, E tiềm năng thì chúng ta cần tìm C2 ở những vùng LPS/LPSY của C4 sao cho đồng thuận với nhịp pha E của C4 định TP trong bối cảnh của C6.
Hình ảnh ví dụ - Tương quan bối cảnh C4 và C2
Hình ảnh ví dụ – Tương quan bối cảnh C4 và C2

Dưới đây hãy cùng thử quan sát một ví dụ phân tích đa khung thời gian :

Đề bài : Bạn mở chart bất kỳ và nhìn được hình ảnh như phía dưới. Hãy bắt đầu phân tích nó để tìm hướng đánh và bối cảnh mà hướng đánh đó còn có giá trị.

Hình ảnh của 1 đoạn chart bất kì
Hình ảnh của 1 đoạn chart bất kì

Các bước trả lời đề bài : 

Bước 1: Vẽ biên TR C6 và trả lời thiên kiến C6 đang ở pha nào? Sự kiện nào? 

Hình ảnh sau khi Vẽ TR C6 và điền sự kiện
Hình ảnh sau khi Vẽ TR C6 và điền sự kiện
  • Đã điền đầy đủ pha sự kiện C6, TR C6 màu cam.
  • C6 đang pha B và vừa xuất hiện sự kiện msow sau khi giá phá qua đáy trước đó (chỗ dấu X trong hình)

Bước 2: Xác định TR C4 và trả lời C4 hiện đang thuộc pha và sự kiện nào của C6? Kết luận hướng đánh C4 khi vào pha E.

Hình ảnh sau khi tìm,vẽ TR C4 và điền sự kiện
Hình ảnh sau khi tìm,vẽ TR C4 và điền sự kiện
  • Đã tìm C4 màu xanh lá đang nằm trong biên trên pha B của C6, thuộc sự kiện msos của C6 → Pha E C4 sẽ có xu hướng đi xuống biên dưới của C6.
  • C4 hiện tại đã hoàn thành pha A và đang ở trong pha B và xác định thiên kiến đang chuyển dần sang pha C tiềm năng.

Bước 3 : Xác định TR C2 thuộc vị trí nào của C4 và hướng đánh theo C4. 

Hình ảnh sau khi tìm, vẽ TR C2 và điền sự kiện
Hình ảnh sau khi tìm, vẽ TR C2 và điền sự kiện
  • Đã xác định TR C2 thuộc vị trí pha B và ha C của TR C4.
  • Hướng đánh C2 đồng thuận với pha và sự kiện của C4 khi giá đi vào E. 

Note : Chúng ta có thể tìm C2 bắt ngược chiều với hướng của C4 và C6, tuy nhiên trong ví dụ này thì C4 khá nhỏ nên biên giá của C2 khi TP ở trong không được xa nên nên mình sẽ tập trung tìm nhịp C2 thuộc pha C, D, E tiềm năng của C4.

Kết luận

  • Hướng đánh chủ đạo cho tổng quan từ C4 xuống biên dưới của C6 là hướng xuống. 
  • Trong ví dụ trên sau khi đã tìm được bối cảnh C6 với mức giá hiện tại đang ở pha B thì chúng ta đã tìm được hướng đánh của C4 và tiếp tục tìm được hướng đánh của C2 theo bối cảnh C6 và sân chơi chính C4.
  • Tuy nhiên có những cơ hội mà chúng ta nên bỏ qua (ví dụ như nhịp C2 long thuộc B của C4 anh nói ở trên) nếu như khoảng TP dự kiến của nó là quá ngắn. Chủ đề xác định về TP cũng như entry này sẽ còn được đề cập tới ở các nội dung tiếp theo.
  • C0 mình có nhắc đến ở phần đầu bài viết là một phần khá quan trọng hỗ trợ chúng ta chính về phần Entry và Stoploss và sẽ được đề cập sang bài tiếp theo. Mọi người có thể tham khảo các bài đó ở link mình để phía bên dưới.

3. Phân tích đa khung thời gian để tìm take profit (TP)

Ở phần trước mình đã hướng dẫn các bạn tìm hướng đánh bằng việc xác định bối cảnh C6, tiếp đến là sân chơi C4 và C2 để có thế xác định được hướng đánh. Vậy bước tiếp theo trong 5 bước giao dịch là tìm TP thì sau đây mình sẽ hướng dẫn các bạn dùng hệ thống đa khung thời gian để tìm TP nhé. 

Cách tìm TP như thế nào : 

  • Chúng ta có C4 là sân chơi chính. Nên nếu chúng ta tìm lệnh tại TR C2 khi giá  vào pha C,D của TR này thì chúng ta luôn kỳ vọng C2 có thể đi vào pha E để đến vùng cung cầu của C4 để chốt lệnh.
  • Nếu C4 ở pha B thì vùng cung cầu để TP nếu vào lệnh ở C2 sẽ là ở 2 biên của C4.
  • Nếu C4 ở pha C,D,E tiềm năng thì mức TP lúc này có thể kỳ vọng lớn hơn đến vùng cung cầu của C6. 
Hình ảnh vào lệnh ở TR C2 Tp theo TR C4 và TR C6
Hình ảnh vào lệnh ở TR C2 Tp theo TR C4 và TR C6

Tiếp tục ví dụ ở bài 1 :

  • Ở trong hình với TR C2 (số 1) thì khi ta vào lệnh sell ở TR này và lúc ấy chỉ dự đoán nó là pha B của C4. Thì điểm chốt lời – sẽ là biên đối diện của C4.
  • Ở trong hình với TR C2 (số 2) thì khi ta vào lệnh sell ở TR này và lúc ấy dự đoán C2 thuộc pha C của C4. Thì điểm chốt lời – TP sẽ nằm ở biên đối diện của C6 và có thể TP xa hơn nếu C4 dự đoán thuộc pha C,D của C6.

Kết luận : 

  • Nếu ta có lệnh nằm ở pha C,D của C2 và nhịp giá pha E của C2 đồng thời chính là 1 nhịp trong pha B của C4 (từ vùng biên này sang vùng biên kia) thì TP chúng ta kỳ vọng sẽ tới được biên đối diện của C4.
  • Nếu ta có lệnh nằm ở pha C,D của C2 và nhịp giá pha E của C2 đồng thời chính là 1 nhịp thuận chiều và nằm ở pha C hoặc D của C4 thì TP chúng ta kỳ vọng sẽ còn lớn hơn nữa. Tùy theo quan hệ giữa C4 và C6.

Như vậy với tư duy phân tích đa khung thời gian chúng ta đã mượn được ý tưởng (view) về hướng đánh và khoảng biên giá kỳ vọng TP từ khung lớn. Tuy nhiên ta sẽ chưa thể chắc chắn ý tưởng (view này là đúng hay sai).

Ở khung nhỏ, ta tìm các TR và phân tích pha sự kiện của chúng xem diễn biến giá có “ủng hộ” ý tưởng từ khung lớn nói trên hay không, theo đó quyết định vào lệnh hoặc không vào lệnh. Ngoài ra, việc vào khung nhỏ này còn giúp ta có thêm các cơ hội vào lệnh và tối ưu được khoảng cách Sl – Entry so với việc chỉ đánh theo pha và sự kiện ở khung lớn. Chủ đề này sẽ còn được nói rõ thêm ở bài viết tiếp theo.

4. Phân tích đa khung thời gian để tìm vùng canh lệnh, entry và stoploss

Bài này mình sẽ gộp ý để phần trình bày được gắn kết hơn khi chúng ta dùng đa khung thời gian xác định vùng canh lệnh, điểm entry, điểm stoploss sẽ như thế nào? 

4.1 Vùng canh lệnh

Chúng ta đã hiểu về cách phân tích đa khung thời gian để tìm hướng đánh và nếu tinh ý bạn có thể nhận ra ý tưởng cả về vùng canh vào lệnh. Cụ thể, vùng canh vào lệnh sẽ nằm ở 2 vùng biên của TR C4 (hướng đánh thuận theo pha của C4 lúc đó).

Tại 2 vùng biên nói trên (sau khi đã xác định được thiên kiến về pha của C4), chúng ta tiếp tục tối ưu (thu hẹp) vùng canh vào lệnh bằng cách xác định ra TR C2 để có vùng canh vào lệnh nhỏ hơn tại 2 vùng biên của chính TR C2 này (lưu ý là hướng đánh phải thuận theo pha của C4 lúc đó).

Hình ảnh bối cảnh khi tìm được TR C6, C4, C2
Hình ảnh bối cảnh khi tìm được TR C6, C4, C2

Ngay chính khoảng thời gian bạn định vào lệnh theo C2 (lệnh này thuận chiều theo pha của C4), thì cũng với cách tư duy hạ khung thời gian tìm TR để tối ưu vùng canh vào lệnh nói trên, ta có thể tìm kiếm TR C0 thuộc các vị trí pha C,D,E của TR C2.

Hình ảnh vị trí C0 tương quan với C2 và C4
Hình ảnh vị trí C0 tương quan với C2 và C4
  • Mối quan hệ giữa (TR C0 và TR C2) sẽ tương tự mối quan hệ giữa (TR C2 và TR C4). Vì C0 chỉ nên bắt pha C,D,E của TR C2 nên vị C0 nằm ở biên của TR C2 như hình và từ đấy ta có 2 vùng vào lệnh nhỏ hơn nữa là 2 vùng biên của TR C2.
  • Về ý tưởng, đối với C2 hay C0, chúng ta sẽ chỉ bắt các lệnh thuộc pha C,D (và bao gồm cả nhịp tạo ra LPS sau sự kiện breakout SOS/SOW).

Kết luận: Vùng canh sẽ phụ thuộc chính vào sự kiện của C2. Để có thể tìm C0 ở pha C,D,E của C2 và đồng thuận về mặt pha và sự kiện của C4.

Ví dụ: Tiếp tục với một đoạn chart mình lấy của các bài trên. Mình sẽ đi sâu vào tìm chi tiết C0 khi đã có sân chơi C4 và C2 đã được xác định ở bài trước.

Hình ảnh tiếp nối ví dụ ở trên khi có TR C6, C4 và C2
Hình ảnh tiếp nối ví dụ ở trên khi có TR C6, C4 và C2

Khi đã xác định được các vị trí của C2 như trên hình thì nhiệm vụ của chúng ta tiếp tục cần tìm vùng canh. Và vùng canh được nói ở phần lý thuyết đó chính là C0 thuộc các pha C,D,E của C2. 

Hình ảnh tìm vị trí C0 trong TR C2
Hình ảnh tìm vị trí C0 trong TR C2

Trên đây là ví dụ và cách xử lý tìm vùng canh C0 thuộc pha C,D,E của C2. Tuy nhiên C0 là tính theo cấp độ TR nên trong cùng 1 chart độ to về mức biên C0 cũng sẽ tùy thuộc vào đường giá lúc ấy. Nếu thấy C0 vẫn còn to cần hạ thêm 1 cấp nữa thì chúng ta tiếp tục tìm các vị trí TR nhỏ hơn nữa ở pha C,D,E của C0 để tìm vùng canh lệnh.

4.2 Tìm stoploss (SL) và entry 

  • Khi bạn đọc đến đây thì xin chúc mừng bạn bạn đã đi qua được những phần quan trọng nhất từ bước xác định bối cảnh để trả lời cho đánh lên hay đánh xuống trong sân chơi C4. Chúng ta tìm ra vị trí C2 và vùng canh lệnh (C0) tại pha C,D,E của C2 rồi. Thì lúc này là đến phần quan trọng nhất đó chính là : Tìm điểm SL và entry.
  • Lúc này C0 là TR cuối cùng mà chúng ta hạ khung nên mọi kiến thức cơ bản từ việc kẻ biên, xác định pha và sự kiện khi nào giá chạy pha E thì bạn cần trả lời được. Điểm SL và entry bạn sẽ tìm như một TR bình thường căn bản. 
  • Lời khuyên cho các bạn đó chính là hãy đợi C0 đi vào pha E rồi chúng ta vào lệnh market và đặt SL cả TR C0 đó. 

Tiếp tục với ví dụ ở các phần trước :

Hình ảnh vào lệnh dựa theo pha và sự kiện của TR C0
Hình ảnh vào lệnh dựa theo pha và sự kiện của TR C0

Ví dụ trên chúng ta có 2 lệnh : 

  • Lệnh thứ 1 chúng ta không đặt SL của TR mà chỉ đặt vào nhịp pha C sau khi có SOW của TR C0.
  • Lệnh thứ 2 chúng ta đặt Entry khi giá break biên C0 và SL của TR (chuẩn mẫu như phần trên mình nói).

Tại sao lại đặt SL khác nhau như vậy? Bởi vì với lệnh thứ 1 thì độ rộng biên TR C0 khá to nên căn bản mình sẽ muốn hạ thấp 1 khung TR nữa để bắt và pha C tiềm của TR C0 ấy. Còn lệnh thứ 2 TR C0 vẫn chuẩn như cách mình chia sẻ ở trên.

Kết luận : Phần này sau khi mọi người hiểu nguyên lý thì có thể linh động trong mọi tình huống như ví dụ ở trên. Để tối ưu cho vùng canh lệnh cũng như phần SL và entry.

5. Tổng kết 

Trên đây là bài viết về phân tích đa khung thời gian theo phương pháp Wyckoff và cách áp dụng của chúng vào vào hệ thống 5 mục tiêu cần tìm giao dịch. Đây là phần mở đầu cho chuỗi bài nâng cao giúp bạn vững vàng hơn trong hệ thống giao dịch. Bạn có thể tham gia vào nhóm Trading Premium để học sâu hơn và thảo luận cùng admin.

Nếu bạn đọc xong và khi áp dụng vào thực chiến cảm giác vẫn còn khó vẽ được biên TR và điền pha sự kiện của chúng thì có thể đến với bài viết sau của chúng về các “mẫu hình wyckoff đặc biệt“. Mình đảm bảo sẽ giúp có thêm đa góc nhìn trong phương pháp này.

Đọc thêm : Tradingview bị chặn và 2 cách xử lý đơn giản nhất