1. Particle Network là gì?
Particle Network là blockchain Layer 1 hướng đến việc tạo ra một môi trường nơi người dùng có thể dễ dàng tương tác với các dApp như các ứng dụng Web2 thông thường nhờ tính năng Chain Abstraction.
Trước đây, Particle chỉ đơn thuần là bộ công cụ dành cho việc phát triển Wallet Abstraction, nhưng từ sau 2022 thì dự án chuyển sang phát triển thành blockchain chuyên biệt và hiện đang trong quá trình Testnet với cơ hội airdrop cho người dùng.
Đây là một trong những cái tên được kỳ vọng sẽ mở ra cánh cổng tiếp cận với hàng tỷ người dùng Web2, thu hút sự chú ý lớn khi gọi vốn tới 23.5 triệu USD từ các quỹ tên tuổi như Amonica Brand, Longhash Ventures, Spartan Capital, Gumi Cryptos,…..
2. Đội ngũ phát triển
- Pengyu Wang (Co-Founder & CEO): Ông tốt nghiệp Đại học Tsinghua và từng là CEO tại MiniJoy. Ông cũng có kinh nghiệm làm phân tích viên tại China Renaissance và là nhà đầu tư của SAIF Ventures. Năm 2022, ông thành lập Particle Network.
- Tao Pan (CTO): Ông cũng tốt nghiệp Đại học Tsinghua và có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực blockchain. Trước khi gia nhập Particle Network, ông đã thành công trong việc phát triển một nền tảng gaming, huy động được hơn 15 triệu USD từ Alibaba.
3. Nhà đầu tư và đối tác
- Pre-Seed (5/2022): Particle đã huy động được 1.5 triệu USD từ các quỹ như Longhash Ventures, CyberConect, Monad,….
- Seed (3/2023): Dự án tiếp tục nhận được khoản đầu tư 7 triệu USD từ ABCDE cùng với sự tham gia của các ông lớn như Amonica Brand, GSR, Longhash Ventures….
- Series A (6/2024): 15 triệu USD là số tiền mà Particle Network huy động được trong vòng gọi vốn này. Dẫn đầu là Spartan Capital, Gumi Cryptos, theo sao là các quỹ như Haskey Capital, SNZ, SevenX,….
- Không dừng lại ở đó, mới đây Binance Labs cũng đã thông báo đầu tư vào Particle Network. Tuy số tiền đầu tư chưa được công bố, nhưng với sức mạnh và vị thế của Binance Labs cũng đã cho thấy sự tiềm năng của Particle.
Qua 3 vòng gọi vốn Particle Network đã huy động được tổng cộng 23.5 triệu USD. Nhìn chung, với một dự án Blokchain và cơ sở hạ tầng thì đây là một con số tương đối ổn.
Sau hơn 10 tháng ra mắt V1, hiện tại hệ sinh thái của Particle Network đã mở rộng mạng lưới các đối tác của mình với hơn 60 chain được tích hợp và hơn 900 dApp. Một vài dự án nổi bật có thể kể đến như:
- Blockchain: Arbitrum, Mantle, Avalanche, Linea, Taiko, Berachain,…
- dApp: Hooked, 1inch, DODO, Carv,…
4. Sản phẩm của Particle Network
4.1 Wallet-as-a-Service
Wallet-as-a-Service (WaaS) là dịch vụ cho phép các ứng dụng dễ dàng tích hợp loạt chức năng của ví Web3. Nói đơn giản, Waas giúp người dùng sử dụng ví Crypto ngay trong chính ứng dụng họ đang dùng, thay vì phải mở một ứng dụng ví riêng biệt.
Cụ thể, bộ công cụ WaaS cung cấp 3 chức năng quan trọng:
- Cho phép người dùng tạo và truy cập vào dApp thông qua tài khoản Web2: Thay vì phải dùng ví Web3 mới có thể sử dụng dApp, giờ đây người dùng có thể sử dụng các tài khoản Email hay Social Media cũng có thể truy cập được. Điều này rất hữu ích cho người dùng Web2 nhanh chóng bước vào không gian Web3.
- Nhúng ‘tài khoản’ trực tiếp vào nền tảng: Người dùng không cần phải tải bất cứ ví Web3 nào cả mà các ví này đã được tích hợp sẵn vào nền tảng rồi nên chỉ cần dùng tài khoản Web2 kết nối và thực hiện các thao tác như bình thường.
- Tiện ích khi thanh toán phí gas: Bản chất của công cụ WaaS đã tích hợp sẵn tính năng Account Abstraction nên cho phép trả phí gas bằng bất kỳ token nào, thậm chí là không cần thanh toán phí gas. Ngoài ra, WaaS còn hỗ trợ thanh toán bằng fiat on-ramp (ví dụ như USD, EURO,…).
4.2 BTC Connect
BTC Connect là giao thức Account Abstraction đầu tiên trên hệ sinh thái Bitcoin, được triển khai trên các Layer 2 tương thích EVM của Bitcoin như Merlin, BEVM, bSquared,… Đây không phải là ví riêng lẻ mà nó sẽ được tích hợp thẳng vào các ví như UniSat, OKX hoặc BitGet.
BTC Connect tận dụng ERC-4337 để kết nối ví Ethereum với ví Bitcoin. Điều này có nghĩa là bạn có thể sử dụng ví Ethereum của mình để tương tác với các tính năng trên mạng Bitcoin, chẳng hạn như:
- Ordinals: Tạo và giao dịch các NFT trên Bitcoin.
- BRC-20: Tương tác với các token trên Bitcoin.
Mô hình hoạt động đơn giản:
- Kết nối ví: Bạn kết nối ví Ethereum của mình với một ví Bitcoin tương thích như UniSat thông qua BTC Connect.
- Tương tác: Sau khi kết nối, bạn có thể thực hiện các hoạt động trên Bitcoin trực tiếp
4.3 Bộ tính năng Universal
Cho đến nay có rất nhiều Blockchain được ra đời khiến vấn đề phân mảnh thanh khoản và người dùng càng trở nên trầm trọng. Từ đó, Particle Network đặt mục tiêu giải quyết vấn đề này bằng cách sử dụng giải pháp Chain Abstraction với 3 tính năng sau:
- Universal Accounts (UA)
Đây là tính năng quan trọng bậc nhất của Particle Network, Universal Account cho phép người dùng sử dụng một tài khoản duy nhất để tương tác với toàn bộ các blockchain được kết nối với Particle. Để dễ hình dung thì bạn có thể cầm ví Backpack trên Solana để có thể tương tác với bất kỳ chain nào mà không cần phải chuyển qua các ví khác được hỗ trợ bởi chain đó.
- Universal Liquidity (UL)
Universal Accounts và Universal Liquidity có mối liên quan mật thiết với nhau khi người dùng sẽ tương tác trực tiếp với UA sau đó UL sẽ là lớp thực thi các thao tác đó.
Universal Liquidity giúp người dùng tự động gom tài sản từ nhiều blockchain để hoàn thành giao dịch mà bạn muốn thực hiện. Điều này giúp bạn có trải nghiệm liền mạch, không cần phải quan tâm đến việc tài sản đang nằm trên blockchain nào.
.
Ví dụ: Quá trình sử dụng USDC trên nhiều chain để mua NFT (được định giá bằng ETH) trên Base
- Particle Network tổng hợp số dư USDC của người dùng trên nhiều chuỗi.
- Cho phép người dùng mua NFT bằng tài sản của họ.
- Sau khi xác nhận giao dịch, Particle Network sẽ tự động hoán đổi USDC này sang ETH và mua NFT.
- Universal Gas
Universal Gas hoạt động bằng cách cho phép người dùng thanh toán phí gas bằng nhiều loại token khác nhau.
Khi một giao dịch được thực hiện thông quan Universal Account, sẽ có một thông báo để cho người dùng có thể lựa chọn các tài sản có thể thanh toán phí gas, token này có thể đển từ chain gốc hoặc từ các chain khác, sau đó Paymaster gốc của Particle sẽ thực thi các yêu cầu trên.
Quá trình thanh toán sẽ được xử lý như sau:
- Xử lý trên chuỗi nguồn và chuỗi đích: Khoản phí được người dùng thanh toán sẽ được xử lý trên cả hai chain, nghĩa là với 10 USDT được thanh toán thì trả cho chuỗi gốc 5 USDT, cho chuỗi đích 3 USDT.
- Chuyển thành $PARTI: Một phần phí gas còn lại sẽ tự động chuyển thành $PARTI để hoàn thành giao dịch trên Particle Network.
Ví dụ: Bạn đang có ETH bên Arbitrum nhưng muốn trả phí Gas ETH để Mint một NFT trên Base. Bạn có thể dùng thẳng ETH để trả phí giao dịch nhờ Universal Gas mà không phải chuyển ETH sang Base, khoản phí sẽ được xử lý trên 2 chain. Song song với đó hệ thống sẽ tự động quy đổi một phần ETH thành token $PARTI để hoàn tất giao dịch, giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức.
4.4 Dual Staking
Particle Network hoạt cộng theo cơ chế đồng thuận PoS với cơ chế Dual Staking và chia hệ thống validator thành 2 nhóm riêng biệt là:
- Nhóm stake bằng PARTI
- Nhóm stake bằng BTC
Điều này giúp giảm thiểu rủi ro lên tài sản gốc của Particle trong trường hợp biến động giá lớn, đảm bảo mạng lưới vẫn có thể hoạt động ổn định. Ngoài ra, những người tham gia vào mạng lưới có thêm một lựa chọn khác thay vì chỉ một tài sản duy nhất như các dự án hiện tại.
5. Roadmap
Quý 2/2024:
- Testnet V1: Phiên bản thử nghiệm đầu tiên, tập trung vào các Universal Accounts và phí gas.
- Testnet V2: Mở rộng thêm các tính năng như hỗ trợ thanh khoản và thử nghiệm các node mô-đun.
- Mainnet V1: Phiên bản chính thức đầu tiên, chính thức ra mắt với đầy đủ các tính năng như tài khoản, phí gas và thanh khoản.
Quý 4/2024:
- Staking Testnet: Ra mắt tính năng Staking kép (Dual Staking).
- DA Tesnet: Ra mắt tính năng Aggregated Data Availability
Quý 2/2025:
- Mainnet V2: Tích hợp đầy đủ các tính năng staking kép và Aggregated Data Availability.
Particle đang trong giai đoạn Testnet V2, ở phiên bản này dự án cũng đã ra mắt chương trình Airdrop nhằm khuyến khích người dùng trải nghiệm và sử dụng các sản phẩm trên nền tảng. Để giúp mọi người có thể săn được Airdrop của dự án này, 5Money cũng đã tổng hợp cách làm và hướng dẫn bên dưới.
6. Hướng dẫn tham gia airdrop Particle Network
Giai đoạn 1 testnet của Particle Network đã thu hút hơn 1,3 triệu tài khoản tham gia, hơn 122 triệu giao dịch đã được thực hiện trên tài khoản Universal của Particle Network
Dự án hiện đang trong giai đoạn testnet V2, người dùng có thể tiếp tục kiếm điểm PARTI point, 1 loại điểm thưởng được dùng để nhận airdrop sau này.
Bước 1: Tạo tài khoản Universal với địa chỉ ví được tích hợp sẵn tại website của Particle Network
Bạn có chọn đăng nhập bằng các loại tài khoản như Google, Twitter, Facebook,.. Particle Network sẽ tạo riêng cho bạn 1 địa chỉ crypto. Các loại ví web3 như Metamask, Okx wallet cũng có thể được sử dụng để tham gia testnet lần này.
Bước 2: Hoàn thành các nhiệm vụ để tích lũy PARTI point.
Tổng cộng sẽ có 4 nhiệm vụ, với 3 nhiệm vụ thực hiện mỗi ngày và 1 nhiệm vụ làm một lần.
Người dùng cần thực hiện liên tục mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Nhiệm vụ 1: Check in mỗi ngày, thực hiện một giao dịch bằng cách chọn check in và ký xác nhận ví
- Nhiệm vụ 2: Nạp phí gas vào ví, tiến hành copy địa chỉ ví như ảnh dưới và gửi ETH test. Sau đó dùng ETH để chuyển đổi thành USDG – token làm gas chính cho sự kiện testnet lần này.
Với ETH test, người dùng có thể mua bằng ETH thật ở cầu nối được hỗ trợ bởi Layerzero. Chỉ cần khoảng 1,2$ là đủ cho toàn bộ sự kiện testnet.
- Nhiệm vụ 3 và 4: Thực hiện 10 giao dịch và mint 5 NFT. Ở 2 nhiệm vụ này có thể kết hợp để nhận điểm. Người dùng chỉ cần mint NFT 9 lần, thêm với 1 lần check in ở nhiệm vụ 1 là đủ.
Mỗi ngày sẽ tốn tầm 5 phút để hoàn thành nhiệm vụ. Testnet của Particle Network khá đơn giản và nhanh. Ngoài ra người dùng có thể tham khảo thêm 1 số tiêu chí được 5Money dự đoán là sẽ có thể airdrop như:
- Nắm giữ các NFT ở mục Boost, tùy theo các tiêu chí đạt từ 50 nghìn điểm PARTI trở lên để mint
- Nắm giữ token Ally. Bạn có thể xem chi tiết ở People’s Marketplace
7. Thông tin về Tokenomics
Particle Network hiện vẫn chưa công bố Tokenomics.
8. Tiềm năng và thách thức
Tiềm năng
- Xu hướng Chain Abstraction: Đây là lĩnh vực được kỳ vọng sẽ phát triển mạnh trong tương lai. Ở thời điểm hiện tại, các dự án chỉ giải quyết vấn đề riêng lẻ là Multichain hoặc Account Abstraction, Particle là một trong số ít các dự án hướng tới giải pháp đáp ứng cả hai.
- Hệ sinh thái lớn: Mặc dù chỉ mới ra mắt trong thời gian ngắn nhưng Particle Network đã xây dựng được một cộng đồng lớn cùng với đó là đã tích hợp với hơn 60+ blockchain và 900+ dApps, lớn nhất trong tất cả các đối thủ.
- Tính năng vượt trội: Thay vì cung cấp các tính năng liên quan tới người dùng cuối giống như các dự án khác đang cạnh tranh nhau trên thị trường, Particle Network còn có thêm các tính năng khác liên quan đến hạ tầng mà các đối thủ hiện tại không có như Dual Staking hay WaaS, đây có thể coi là một điểm mạnh riêng.
Thách thức
- Cạnh tranh: Nhiều blockchain như Near, Xion, và ZetaChain đều đang hướng tới Chain Abstraction. Để Particle Network có thể dẫn đầu trong ngách này, họ phải phải cạnh tranh với các đối thủ mạnh để thu hút người dùng.
- Cần nhiều thời gian để phát triển: Hiện tại dự án vẫn đang ở giai đoạn testnet, chủ yếu vẫn là làm các nhiệm vụ social và tương tác với các dApps đơn thuần để kiếm Point. Các sản phẩm chính thì vẫn còn đang nằm trên “giấy” chưa thật sự rõ nét.
9. Kênh thông tin dự án
10. Tổng kết
Trên đây là những thông tin về Particle Network và cách làm Airdrop mà 5Money đã tổng hợp và hướng dẫn. Hy vọng bài viết đã cung cấp những kiến thức đơn giản và dễ hiểu nhất cho bạn!
Miễn trừ trách nhiệm: 5Money khuyến cáo người đọc phải trang bị kiến thức sâu sắc về thị trường Crypto trước khi tham gia đầu tư. Thông tin trong bài viết không được xem là lời khuyên tài chính, 5Money không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn.
Tham gia Cộng đồng 5 Phút Crypto để thảo luận về kiến thức và kinh nghiệm đầu tư nhé!