1. Tiềm năng của hệ sinh thái Solana

1.1 Sự hồi sinh mạnh mẽ của Solana

Sau sự sụp đổ của sàn FTX thì gần như tất cả mọi người đã nghĩ đến viễn cảnh Solana cũng lụi tàn theo khi họ đã mất đi người đứng sau hậu thuẫn là Sam Bankman-Fried. Giá SOL giảm từ mốc 250 USD về còn 10 USD cộng thêm với đó là BTC thiết lập đáy ở mốc 15.000 USD đã làm cho cộng đồng mất niềm tin vào hệ sinh thái này.

Ngoài ra, Solana còn liên tục nghẽn mạng. “shut down” khiến cho nhiều người nghĩ rằng công nghệ của dự án chỉ là số 0 cộng hưởng với bối cảnh của mùa đông Crypto thì thật khó để chúng ta có thể đặt niềm tin vào Solana một lần nữa.

Đọc thêm: Solana nghẽn mạng – Nguyên nhân cốt lõi và giải pháp là gì?

Tuy nhiên thị trường luôn biết cách làm chúng ta bất ngờ. Hệ sinh thái SOL đã vực dậy mạnh mẽ:

  • Giá SOL hồi phục từ mốc 9.9 USD (7/1/2023) lên tới 200 USD (1/4/2024). 
  • TVL trong hệ cũng tăng từ mức 266 triệu USD (30/6/2023) lên mức 4,9 tỉ USD (21/5/2024).
  • Các dự án khác cũng đồng loạt tăng trưởng theo sự hồi phục của SOL tạo ra một “màu xanh” cho toàn bộ hệ sinh thái.
Giá SOL tăng trưởng ấn tượng kể từ cuối 2023 - đầu 2024
Giá SOL tăng trưởng ấn tượng kể từ cuối 2023 – đầu 2024

Tất cả là nhờ vào chiến lược kích thích hệ sinh thái của đội ngũ Solana thông qua các hiến lược sau:

  • Các đợt airdrop khổng lồ từ Jupiter, Pyth Network đã kéo theo làn sóng FOMO săn airdrop trên hệ sinh thái Solana, đẩy TVL của các giao thức tăng trưởng nhanh chóng.
  • Meme khủng lần lượt bủng nổ: BONK, WIF, BOME, MEW, POPCAT hay gần đây nhất là SLERF. Với những câu chuyện được kể về việc gia tăng tài sản từ vài trăm cho tới vài nghìn lần đã thu hút lượng 1 lượng tiền lớn chảy vào hệ sinh thái Solana để giao dịch memecoin.

1.2 Tiềm năng của hệ sinh thái Solana

Không bàn về công nghệ, với những chiến lược khuyến khích kể trên thì có thể khẳng định Solana đang là 1 trong những hệ sinh thái sáng tạo nhất trong thị trường Crypto ở thời điểm hiện tại.

Không chỉ có mỗi giá SOL tăng trưởng, rất nhiều dự án khác trên hệ sinh thái cũng hưởng lợi theo. Orca, Raydium, Solend đều là những dự án DeFi cũ có sự tăng trưởng ấn tưởng trong quá trình hồi sinh của Solana.

Cơ hội đối với nhà đầu tư nhỏ lẻ chúng ta đó là lọc ra những dự án chất lượng và tìm kiếm vị thế mua cho mình. Sau đây là Top 5 dự án tiềm năng nhất trên mạng lưới Solana.

Hệ sinh thái Solana 2024
Hệ sinh thái Solana 2024 – Nguồn: Solana Daily

2. Top 5 dự án tiềm năng trên mạng lưới Solana

2.1 Jupiter – DeFi All in one trên Solana

Jupiter có thể được xem là dự án có nhiều tham vọng nhất trên hệ sinh thái Solana. Sản phẩm chính trước đây của Jupiter là DEX Aggregator (tổng hợp thanh khoản), cho phép người dùng swap token với mức trượt giá thấp. 

 Jupiter - DeFi All in one trên Solana
Jupiter – DeFi All in one trên Solana

Hiện tại thì dự án đã phát triển thêm cực kì nhiều sản phẩm để biến nền tảng của mình trở thành một DeFi HUB trên hệ sinh thái Solana:

  • Launchpad: Cho phép bạn tham gia mua token (Public Sale) của nhiều dự án trước khi chúng ra mắt token.
  • DCA: Giúp bạn thiết lập lượng tiền mua các đồng token theo ngày, tháng, thời gian. VD: Mình phân bổ 5000 USDC để DCA token WEN, mình thiết kế 5000 USDC này sẽ được chia ra làm 50 lần mua trị giá 100 USDC cho mỗi lần và 1 tuần mua 1 lần.
  • Bridge: Giúp người dùng chuyển tiền tới hệ sinh thái Solana với chi phí tối ưu nhất.
  • Perpetual: Cho phép bạn giao dịch phát sinh, sử dụng đòn bẩy để tối ưu lợi nhuận.
  • Stablecoin: SUSD là stablecoin được bảo chứng bằng SOL.

Mặc dù đã airdrop và ra mắt token tuy nhiên TVL của dự án vẫn cho thấy sự tăng trưởng bền vững, đó là nhờ vào chiến dịch airdrop được chia làm 4 giai đoạn, 1 giai đoạn sẽ có 10% token được trả cho người dùng nền tảng.

TVL của Jupiter
TVL của Jupiter

Khối lượng giao dịch trên Jupiter cũng đã cán mốc con số hơn 226 tỉ USD với gần 430 triệu lệnh Swap và hơn 7,4 triệu Trader. Đây đều là những con số biết nói, cho thấy Jupiter đã tạo nên sản phẩm thật sự hữu ích cho người dùng Solana.

Các chỉ số On-chain trên nền tảng Jupiter
Các chỉ số On-chain trên nền tảng Jupiter

Bên cạnh là một sàn giao dịch giúp người dùng tới để swap, long-short thì sản phẩm chính đóng vai trò cho động lực tăng giá của JUP đó là launchpad.

  • Đầu tiên để tham gia launchpad trên Jupiter thì người dùng cần phải mua và stake JUP. Trong xu hướng Uptrend chỉ cần 1 dự án có hiệu suất tăng trưởng từ 10 cho tới vài chục lần là đủ để tạo ra cơn sốt FOMO và nhu cầu mua đồng JUP.
  • Thứ hai dự án trên Solana hiện tại còn rất nhiều, đặc biệt là sau các sự kiện Hakathon. Jupiter là cái tên đủ tầm cỡ và uy tín để trở thành nơi cho các dự án mới có thể kêu gọi vốn từ cộng đồng.
  • Thứ ba với sự đi xuống của Raydium – Nền tảng Launchpad số 1 trước đây trên Solana đã cho thấy sự hụt hơi trong đường đua thì đây là cơ hội không thể nào tốt hơn cho Jupiter vươn lên để chiếm lấy vị trí launchpad số 1 trong hệ sinh thái.

Ngoài các yếu tố về sản phẩm, đội ngũ của Jupiter cũng là những nhà phát triển tâm huyết và tài năng khi họ đã gắn bó với mạng lưới Solana ở trong mùa đông Crypto và ngay cả khi Solana ở thời điểm đen tối nhất.

2.2 io.net – Khi GPU trở thành nguồn tài nguyên mới

Trong thời đại mà AI lên ngôi thì bất cứ thứ gì phục vụ cho việc huấn luyện AI đều trở nên quý giá. Và trong kỉ nguyên AI đó chính là GPU, những phần cứng phục vụ cho công tác huấn luyện (trainning) AI.

io.net là mạng lưới DePIN hệ Solana nhằm tổng hợp tài nguyên GPU cho các công ty AI & Machine Learning (ML). Dự án hướng đến mục tiêu mang đến nguồn sức mạnh tính toán với chi phí rẻ và thời gian xử lý nhanh hơn so với các giải pháp hiện tại.

Theo Hack VC (quỹ dẫn đầu vòng gọi vốn 30 triệu USD của io.net), dự án này giúp khách hàng tiết kiệm tới 90% chi phí AI trên nền tảng đám mây của họ. Hiện nay, io.net tuyên bố đã phát triển lên đến 25.000 GPU và xử lý 40.000 giờ tính toán cho các công ty AI và ML. Trong thời đại mà chip GPU đang thiếu hụt trên toàn cầu, giải pháp của io.net được đánh giá là một thành tựu đặc biệt ấn tượng. 

Bảng giá dịch vụ GPU của io.net
Bảng giá dịch vụ GPU của io.net

Hiện tại io.net đang cung cấp 3 sản phẩm chính:

  • IO Cloud: IO Cloud là dịch vụ đám mây cho phép người dùng triển khai và quản lý các cụm GPU.
  • IO Worker: IO Worker là nền tảng dành cho bên cung cấp dịch vụ, những người sở hữu các GPU. Họ có thể cho phép người dùng cho thuê GPU của mình thông qua io.net và kiếm tiền từ việc đó. Người dùng có thể tự do đặt giá cho GPU của mình và nhận thanh toán bằng token IO.
  • IO Explorer: IO Explorer là công cụ blockchain explorer của io.net (tương tự như Etherscan của mạng Ethereum), giúp cung cấp các số liệu thời gian thực về triển khai cụm GPU, công việc tính toán và giá cả.

Có thể thấy sản phẩm cũng như tầm nhìn của io.net là rất cần thiết trong kỉ nguyên của AI. Họ cung cấp sản phẩm thật phục vụ nhu cầu thật, việc này khi được vận hành chuẩn chỉ sẽ tạo ra doanh thu cực kì lớn cho dự án.

Solana cũng là mạng lưới phù hợp để io.net chọn làm nơi phát triển. Điểm mạnh cốt lõi là chi phí rẻ, tốc độ giao dịch nhanh sẽ là điểm cực kì cạnh tranh vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của người đi thuê và cho thuê GPU.

Đó là lí do vì sao rất nhiều dự án Depin chọn Solana để phát triển, nổi bật có thể kể đến Render Network, Hivemapper, Helium Network.

2.3 Wormhole – Dự án cơ sở hạ tầng tầm cỡ trên Solana

Wormhole là dự án kết nối các Blockchain, thu hút sự chú ý khi được xây dựng bởi chính đội ngũ nhà Jump Trading. Ngoài ra dự án còn huy động được 225 triệu USD tên tuổi khác như Coinbase Ventures, ParaFi Capital, Multicoin Capital.

Investor Wormhole
Investor Wormhole

Nhu cầu di chuyển tài sản giữa các Blockchain với nhau là một nhu cầu thiết yếu. Việc này còn được thể hiện rõ hơn khi giờ đây rất nhiều Layer 2, Layer 3 ra đời, vậy nên nhu cầu vận chuyển tài sản lại càng cấp thiết hơn.

Hiện nay có rất nhiều dự án đang làm chung mảng với Wormhole, nổi bật có thể kể đến như Layer Zero, Axelar, Chainlink. Có thể nói đối thủ cạnh tranh với Wormhole là rất nhiều và cực kì mạnh.

Wormhole là gì?
Wormhole là gì?

Một thông tin về Wormhole đó là dự án từng bị Hacker tấn công để mint khống tới 120 nghìn WETH trên chuỗi Solana, tương đương với khoảng 325 triệu USD tại thời điểm hack. Sau đó, Jump Trading đã đứng ra chi 120 nghìn ETH để bồi thường cho người thiệt hại. Nhờ đó mà Wormhole đã vực dậy nhanh chóng sau vụ hack và cũng tạo thêm sự uy tín cho dự án trên thị trường.

Vậy tại sao 5Money vẫn đưa Wormhole vào danh sách dự án tiềm năng trên Solana? Dưới đây là những lí do:

  • Jump Trading đã chi 120 nghìn ETH để cứu dự án cho thấy được họ rất tin tưởng vào tầm nhìn, năng lực của đội ngũ phát triển Wormhole.
  • Jump Trading cũng là đơn vị Market Maker khét tiếng trong thị trường vì thế chúng ta có quyền hi vọng về một đợt làm giá “căng” cho W khi họ đã chi tiền cứu dự án trước đó.
  • Kể từ thời điểm vụ hack diễn ra Wormhole đã có sự vực dậy nhanh chóng, tiếp tục mở rộng sản phẩm của mình và chính thức niêm yết sàn Binance.
  • Ngoài Jump Trading thì nhà đầu tư của Wormhole còn lại đều là “hàng dữ” trong thị trường Crypto, họ cũng huy động được tới 225 triệu USD, vậy nên tiềm lực tài chính là điều không thể bàn cãi. Và khi dự án giàu thì làm điều gì cũng dễ dàng hơn.
  • Như đã đề cập ở trên thì nhu cầu di chuyển tài sản trong bối cảnh có rất nhiều blockchain được sinh ra là một điều tất yếu. Tiền sẽ di chuyển tới nơi có cơ hội kiếm tiền, chỉ cần Wormhole kết nối được nhiều blockchain với nhau nhất có thể, phần phí giao dịch khổng lồ từ việc chuyển tiền sẽ là nguồn doanh thu thuộc về dự án.

Đọc thêm: Wormhole là gì? Cầu nối cross-chain hàng đầu thị trường

2.4 Backwoods – From Zero to Hero

Gaming trên Solana vốn yên ắng tuy nhiên với sự xuất hiện của Backwoods đã đập tan bầu không khí đó và mang sự sôi động đến cho mạng lưới.

Tựa game làm hồi sinh gaming trên Solana không ai khác đó chính là Backwoods. Với số lượng người chơi gia tăng theo từng ngày, lối chơi đơn giản, dễ tiếp cận với số đông đã tạo nên sự thành công cho Backwoods.

Backwoods là gì
Backwoods là gì

Dù mới ra mắt được hơn 2 tháng, bắt đầu từ ngày 04/5, Backwoods đã đạt được những thông số cực kì ấn tượng, tính đến ngày 28/6:  

  • Tổng số người tham gia game là 265.579 người chơi.
  • Lượng người chơi hằng ngày rơi vào 90.000 người.
  • Kênh Twitter của Backwoods đã có hơn 60.000 người theo dõi mới.
  • 3500 người nắm giữ NFT của dự án. Giá NFT cũng đã tăng trường từ mốc 1 SOL vào ngày 23/5 và đạt đỉnh ở giá 4 SOL (17/6). Hiện tại (5/7) NFT đang được giao dịch với giá sàn là 2.5 SOL. 
  • Thu được hơn 3 triệu lượt tương tác, tiếp cận trên các trang mạng xã hội.

Bên cạnh những thông số cực kì đẹp mà bất kì dự án nào cũng mong muốn thì Backwoods cũng được kiến tạo nên từ những điều sau:

  • Lối chơi đơn giản, với 2 chế độ “Thường” và “Cực khó”, dành cho cả người mới và dân chuyên.
  • Một ngày game chỉ cho mọi người chơi 4 lần, khi hết lượt phải đợi sang ngày hôm sau, giúp cho người dùng luôn muốn quay lại để “phục thù” vì “cay cú”.
  • Đội phát triển game làm việc chăm chỉ, sửa lỗi và nhận ý kiến đóng góp từ cộng đồng một cách nhanh chóng.
  • Dự án có mỗi quan hệ chặt chẽ với sàn giao giao dịch NFT Tensor, và nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ sàn này. 

Hiện tại chúng ta chưa có bất kì thông tin về mô hình kinh tế trong game, dự án đang thu hút người dùng bằng câu chuyện airdrop và lối chơi của game. 

Dự án cũng đã xác nhận sẽ có 5% token được dành cho đợt airdrop đầu tiên, đây là con số không quá lớn và có thể nó sẽ gây ra một đợt “sóng gió” không hề nhỏ khi dự án chính thức airdrop. Tuy nhiên với những gì dự án đang làm được thì chúng ta có quyền kì vọng vào một tương lai rộng mở cho Backwoods. Đây vẫn sẽ là một dự án tiềm năng khi cơn sóng hệ Solana quay trở lại.

Nếu bạn còn chưa chơi Backwoods thì đừng chần chừ: Backwoods là gì? Hướng dẫn chơi game Backwoods hệ Solana

2.5 Book of Meme – BOME

Khi nhắc tới hệ sinh thái Solana mà chúng ta bỏ qua các đồng meme thì thật sự là có lỗi với tổ nghề Crypto. Tưởng chừng chỉ là trò đùa nhưng memecoin lại là xu hướng mang lại lợi nhuận lớn nhất cho nhà đầu tư trong Quý 1/2024 (theo CoinGecko).

Memecoin trên Solana cực kì nhiều, kéo theo đó cũng rất nhiều đồng memecoin scam, tuy nhiên cũng không ít các dự án meme có câu chuyện, có cộng đồng mạnh, founder là người có tiếng và hơn hết là được niêm yết trên Binance. Trong đó BOME là cái tên mà mọi dân chơi meme cần để mắt tới.

BOME là gì
BOME là gì

Hãy cùng điểm qua những thông tin ấn tượng về đồng BOME:

  • 14/3/2024 BOME ra mắt, 2 ngày sau BOME đã chạm mốc vốn hóa 1 tỉ USD và được niêm yết trên cả Binance Spot & Binance Futures.
  • BOME nhận được sự hỗ trợ từ Darkfarms, một nghệ sĩ với rất nhiều tác phẩm liên quan tới meme ếch xanh Pepe và là người có sức ảnh hưởng trong cộng đồng meme.
  • Mục đích ra đời của BOME là hướng tới việc lưu trữ văn hóa meme trên không gian blockchain. Việc lưu trữ trên không gian blockchain sẽ giúp cho các tác phẩm trở nên bất khả xâm phạm trở thành nơi phát triển văn hóa meme.
Những thông số ấn tượng của BOME
Những thông số ấn tượng của BOME

Bên cạnh BOME trên Solana cũng còn rất nhiều memecoin đáng chú khác như Slerf, WIF, WEN, Popcats. Đầy đều là những đồng coin có cộng đồng riêng và được niêm yết trên nhiều sàn giao dịch lớn giúp chúng ta an tâm phần nào.

Tuy vậy đối với mình BOME vẫn đặc biệt hơn hết khi đây là đồng coin đầu tiên tạo nên lịch sử với 2 ngày ra mắt sau đó cán mốc vốn hóa tỉ đô và được niêm yết trên Binance. Điều này cho thấy đội ngũ đứng sau BOME không phải dạng vừa.

Ngoài những yếu tố cơ bản trên thì chúng ta gần như sẽ không phân tích được gì ở một đồng memecoin. Gía trị của chúng nằm ở cộng đồng, đội ngũ đằng sau hoặc yếu tố giải trí.

Lưu ý: Memecoin là khoảng đầu tư có tính rủi ro cao hơn rất nhiều so với các xu hướng khác, bạn nên cân nhắc trước khi đầu tư vào bất kì đồng memecoin nào nhé!

3. Thách thách của các dự án trên Solana

Bên cạnh những tiềm năng kể trên thì các dự án cũng đối mặt nhiều thách thức:

  • Jupiter: Mặc dù dự án đã đi vào hoạt động ổn định và người dùng sử dụng nền tảng đến từ nhu cầu thật chứ không chỉ dựa vào việc săn airdrop tuy nhiên để giá token JUP có thể tăng mạnh thì launchpad là sản phẩm bắt buộc phải gây được tiếng vang.
  • io.net: Ý tưởng, câu chuyện và mô hình của IO là rất hay tuy nhiên khâu vận hành sẽ là thách thức lớn. Một điều nữa đó là liệu các GPU từ người dùng có hoạt động hiệu quả khi được các công ty thuê hay không vẫn còn là một dấu hỏi. Tuy nhiên về câu chuyện mà io.net đang kể thì cực kì hợp lý và hợp xu hướng.
  • Wormhole: Các ông lớn cạnh tranh cùng ngành sẽ là thử thách không hề nhỏ cho Wormhole. Bên cạnh đó việc duy trì bảo mật cũng sẽ là một điểm cần phải bàn tới đối với một sản phẩm làm về mảng Bridge.
  • Backwoods: Sau khi airdrop được triển khai thì câu chuyện giữ chân người chơi sẽ là thách thức lớn với Backwoods. Sức hút hiện tại chủ yếu đến từ việc săn airdrop, mô hình kinh tế trong game cũng sẽ là điều cần bàn đến khi token game chính thức ra mắt. Một hướng đi mới như Metaverse trong thế giới Backwoods hay các chế độ chơi khác là điều cần thiết khi lối chơi hiện tại đã khiến nhiều người không còn duy trì được sự hứng thú như ban đầu.
  • Bome: Vì là dự án Meme nên rủi ro lúc nào cũng sẽ có, còn lại chúng ta cũng không có gì để phân tích đối với memecoin.

Quan điểm của bạn thế nào? Tham gia Cộng đồng 5 Phút Crypto để thảo luận về kiến thức và kinh nghiệm đầu tư nhé!

4. Tổng Kết

Phía trên là 5 dự án tiềm năng trên hệ sinh thái Solana, đây đều là những đánh giá của riêng đội ngũ 5Money, các bạn chỉ nên dùng để tham khảo và hãy luôn tự nghiên cứu những tiềm năng cũng như thách thức của dự án để đưa ra quyết định đầu tư cho bản thân mình nhé!

Miễn trừ trách nhiệm: 5Money khuyến cáo người đọc phải trang bị kiến thức sâu sắc về thị trường Crypto trước khi tham gia đầu tư. Thông tin trong bài viết không được xem là lời khuyên tài chính, 5Money không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn.