1. Monad là gì?
Monad là dự án Blockchain Layer 1, với mục tiêu trở thành một trong những mạng lưới nhanh nhất và bảo mật nhất hiện nay, đồng thời vẫn đảm bảo tính tương thích cao với hệ sinh thái Ethereum (EVM).
Với công nghệ Parallel Execution và cơ chế đồng thuận PoS, Monad cung cấp một nền tảng hiệu năng cao, bảo mật và mở rộng mạng lưới. Khả năng tương thích cao với EVM giúp hệ sinh thái Monad trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho các dự án muốn xây dựng trên hệ sinh thái này.
Đội ngũ dự án
Đội ngũ Monad Labs, dẫn đầu bởi CEO Keone Hon, cựu trưởng nhóm giao dịch tại Jump Trading, cùng CTO James Hunsaker và COO Eunice Giarta, với kinh nghiệm từ J.P. Morgan và Goldman Sachs, hứa hẹn mang đến làn gió mới cho dự án.
Quỹ đầu tư
Với sự tin tưởng từ các “ông lớn” trong ngành đầu tư như Paradigm, Electric Capital và Coinbase Ventures, Monad đã thành công gọi vốn 225 triệu USD. Sự tham gia của các quỹ đầu tư uy tín khác này càng khẳng định tiềm năng lớn của dự án.
2. Top các dự án hệ sinh thái Monad
Hệ sinh thái Monad còn khá sơ khai nên thông tin về các dự án cũng chưa được công bố rộng rãi. Do đó, 5Money chỉ chọn lọc những dự án có cơ chế nổi bật và được các quỹ đầu tư lớn hỗ trợ để chia sẻ trong bài viết này nhé!
2.1 aPriori
aPriori là dự án Liquid Staking và MEV (Miner Extractable Value) trên hệ sinh thái Monad. aPriori đã thu hút sự chú ý khi huy động được 10 triệu USD từ các nhà đầu tư lớn như Pantera Capital, Hashed, Arrington Capital, CMS, OKX Ventures, Selini Capital, và nhiều quỹ đầu tư khác.
Không dừng lại ở đó, mới đây Binance Labs đã công bố đầu tư vào aPriori thông qua chương trình Incubation Season 6.
Liquid Staking là sản phẩm chính của aPriori, cho phép người dùng stake tài sản vào giao thức và nhận lại lượng token đại diện do nền tảng phát hành để tham gia vào các hoạt động DeFi như giao dịch, cung cấp thanh khoản, hoặc sử dụng trong các dapps.
Điểm nổi bật của aPriori là dự án sử dụng MEV giúp tăng giá trị mà các thợ đào (miner) có thể khai thác thêm từ các giao dịch trên blockchain. Thay vì chỉ đơn thuần nhận được phần thưởng block, các thợ đào có thể sắp xếp lại các giao dịch trong một block để thu lợi nhuận cao hơn.
Tưởng tượng bạn đang xếp hàng mua vé xem phim. Người bán vé sẽ ưu tiên những người trả nhiều tiền nhiều hơn để mua vé ở những hàng ghế đẹp. Trong Blockchain, các thợ đào cũng giống như người bán vé. Họ có quyền quyết định ai sẽ được “mua vé” (được đưa giao dịch vào khối) trước. Những giao dịch trả phí cao hơn (gọi là phí gas) sẽ được ưu tiên hơn.
MEV chính là lợi nhuận mà các thợ đào có thể kiếm được bằng cách tận dụng quyền lực này. Họ có thể:
- Sắp xếp lại các giao dịch: Giống như xếp hàng mua vé, các thợ đào có thể sắp xếp lại thứ tự các giao dịch để tối đa hóa lợi nhuận cho mình.
- Chèn thêm giao dịch: Họ có thể chèn thêm giao dịch của mình vào giữa các giao dịch khác để kiếm lời từ sự chênh lệch giá.
2.2 Kintsu
Kintsu cũng là giao thức Liquid staking được xây dựng trên Blockchain Monad. Dự án đã huy động được 4 triệu USD. Dẫn đầu là Castle Island Ventures, bên cạnh đó còn có sự tham gia của Amonica Brand, Brevan Howard Dighital, CMTDIGITAL, BREED, CMS,…
Kintsu cho phép người dùng “khóa” (stake) các native token của mình để nhận phần thưởng. nhưng đồng thời vẫn có thể sử dụng các token đó một cách linh hoạt cho các hoạt động khác như giao dịch hoặc cung cấp thanh khoản.
Khác với aPriori, Kintsu sẽ ủy thác (delegate) các token mà bạn stake cho các Validator – những người chịu trách nhiệm xác nhận và bảo mật mạng lưới. Nói cách khác, Kintsu đóng vai trò như một trung gian, giúp bạn tự động stake token của mình thông qua các Validator mà không cần bạn trực tiếp tham gia vào quy trình này.
Cơ chế hoạt động
Giả sử bạn có một số tiền để đầu tư nhưng không muốn tự mình chọn cổ phiếu hay quỹ đầu tư cụ thể. Thay vào đó, bạn gửi tiền vào một quỹ đầu tư, quỹ này sẽ sử dụng tiền của bạn để đầu tư vào nhiều cổ phiếu khác nhau. Kintsu hoạt động tương tự: bạn gửi token của mình vào hệ thống của Kintsu, và Kintsu sẽ phân phối các token này đến các “người quản lý đầu tư” khác nhau (validators) để bảo vệ và phát triển Blockchain.
Sau đó, bạn nhận lại một loại token khác đại diện cho tài sản gửi vào (sToken) mà bạn có thể sử dụng để tham gia vào các hoạt động khác trên Blockchain, và bạn có thể đổi lại token của mình bất cứ lúc nào khi cần.
2.3 Kuru
Kuru là một sàn giao dịch phi tập trung trong hệ sinh thái Monad, cho phép người dùng giao dịch nhiều loại tài sản khác nhau ngay.
Mới đây Kuru cũng đã công bố huy động được 2 triệu USD từ các quỹ các quỹ đầu tư. Dẫn đầu là Electric Captital, cùng với sự tham gia của Brevan Howard Digital, CMS, Pivot Global, BREED…..
Ở đây 5Money thấy có 3 quỹ đã cùng lúc rót vốn vào cả Kintsu và Kuru. Đó là Brevan Howard Digital, CMS và BREED. Điều này không chỉ chứng tỏ sự tin tưởng mạnh mẽ từ các nhà đầu tư hàng đầu mà còn khẳng định tiềm năng lớn lao của các dự án trong hệ sinh thái Monad.
Một số điểm nổi bật của Kuru:
- Sử dụng cơ chế Orderbook: Giúp đảm bảo không trượt giá khi thao tác lệnh Market. Nhờ vậy người dùng có thể ưu hóa lợi nhuận và kiểm soát rủi ro tốt hơn
- Phí giao thấp: So với các bên sử dụng cơ chế AMM khác thì Kuru có mức phí giao dịch rẻ hơn
Dự án hiện tại đang ở giai đoạn rất sớm và chỉ cho phép một số người dùng truy cập vào Discord. Nếu bạn quan tâm đến Kuru thì có thể theo dõi dự án trên các nền tảng như Discord, Twitter…
2.4 Poply
Poply là một nền tảng giao dịch NFT trên hệ sinh thái Monad, cho phép người dùng và KOLs thỏa sức sáng tạo các NFT và tiến hành mua/bán trên nền tảng. Bằng cách tích hợp công nghệ AI và giao diện dễ sử dụng, Poply trở nên hấp dẫn hơn với những người quan tâm đến các NFT độc đáo.
Poply tự hào với công cụ AIFT (Tính năng AI-Generated Image-to-NFT), cho phép người dùng dễ dàng tạo và phát hành NFT bằng công nghệ AI. Chỉ cần một câu lệnh đơn giản, API AI sẽ biến ý tưởng thành các NFT hình ảnh ấn tượng.
Các điểm nổi bật:
- Mua và bán NFT theo bộ sưu tập: Khác với các sàn NFT khác. Poply cho phép mua/bán NFT theo bộ (Hiện chưa hỗ trợ đơn lẻ).
- Phân chia lợi nhuận: Người sở hữu bộ sưu tập sẽ nhận được một phần lợi nhuận từ mỗi lần bán NFT, đồng thời người tạo ra nội dung cũng sẽ được chia sẻ lợi nhuận.
- Tập trung vào cộng đồng: Xây dựng một cộng đồng mạnh mẽ gồm các nghệ sĩ, nhà sưu tập và những người yêu thích NFT để tạo ra một môi trường giao lưu và chia sẻ.
- Mô hình doanh thu
Poply xây dựng mô hình doanh thu từ phí giao dịch 2% trên mỗi giao dịch mua bán NFT và phí niêm yết dự án cho các nhà sáng tạo. Mô hình này giúp duy trì sự phát triển của nền tảng và hỗ trợ cả người sưu tập lẫn nhà sáng tạo.
Poply hiện vẫn đang trong giai đoạn testnet, các người tham gia sớm chỉ có thể đăng ký trước để phát hành các NFT của mình. Và đợi dự án phê duyệt và công khai trên nền tảng.
3. Tổng kết
Hệ sinh thái Monad vẫn còn rất sơ khai và chưa đầy đủ các mảnh ghép. Tuy vậy, các dự án này đã thu hút được sự đầu tư từ các quỹ lớn, chứng tỏ tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Sự quan tâm từ các nhà đầu tư lớn không chỉ đem lại nguồn vốn mà còn có thể thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của các mảnh ghép còn thiếu trong hệ sinh thái Monad.
Tuy vậy thì chúng ta vẫn cần thời gian quan sát để có cái nhìn đầy đủ hơn về hệ sinh thái đầy tiềm năng này!
Đọc thêm: Cập nhật hệ sinh thái Sui Network nửa đầu năm 2024
Miễn trừ trách nhiệm: 5Money khuyến cáo người đọc phải trang bị kiến thức sâu sắc về thị trường Crypto trước khi tham gia đầu tư. Thông tin trong bài viết không được xem là lời khuyên tài chính, 5Money không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn.
Tham gia Cộng đồng 5 Phút Crypto để thảo luận về kiến thức và kinh nghiệm đầu tư nhé!