1. Ethereum là gì?
Ethereum là một blockchain Layer 1, cho phép các nhà phát triển xây dựng và triển khai các ứng dụng phi tập trung (dApps). Ethereum nổi bật với khả năng thực hiện các hợp đồng thông minh (smart contracts), đây là các đoạn mã tự động thực thi các điều khoản và điều kiện đã được lập trình sẵn.
Ethereum cho phép các lập trình viên sử dụng ngôn ngữ lập trình Solidity có thể xây dựng bất cứ dApp nào mà không cần phải xin thông qua các bên kiểm duyệt. Các dApp phổ biến hiện tại trên Ethereum như: Stablecoin, NFTs, DeFi, DAOs,… điều này cho phép Ethereum trở thành một trong những hệ sinh thái lớn nhất hiện nay, đặc biệt là sự mở rộng của layer 2 Ethereum.
Ban đầu Ethereum tương tự như Bitcoin với cùng cơ chế đồng thuận Proof of Work nhưng ở thời điểm hiện tại, Ethereum đã chuyển sang cơ chế đồng thuận Proof of Stake để tiết kiệm chi phí vận hành cho các validator cũng như thân thiện hơn với môi trường.
2. Đội ngũ dự án
Các thành viên cốt lõi của Ethereum đều là những người có kiến thức về lập trình và máy tính cực kỳ nổi bật trong giới công nghệ. Ở trong những ngày đầu tiên thành lập Ethereum, có đến 8 người tham gia, trong đó Vitalik Buterin là đầu tàu của Ethereum và cho đến hiện tại các thành viên cốt lõi giai đoạn đầu đều đã chuyển qua dự án riêng, thay vào đó là nhưng gương mặt mới.
– Vitalik Buterin: là một lập trình viên & khoa học máy tính nổi bật người Canada gốc Nga sinh ngày 31/01/1994. Vitalik Buterin là đồng sáng lập của Ethereum, được xem là đầu tàu của Ethereum.
Vitalik Buterin
– Tim Beiko: Tốt nghiệp bằng cử nhân khoa học máy tính vào năm 2018, cùng năm đó gia nhập vào đội ngũ Ethereum. Tuy vào sau nhưng hiện tại Tim Beiko là một trong những thành viên đóng góp rất tích cực vào Ethereum, ông là người viết các đề xuất chính trên mạng lưới.
Tim Beiko
– Péter Szilágyi: Gia nhập Ethereum vào năm 2015, hiện tại đang giữ vị trí trưởng nhóm. Ngoài ra, ông cũng là đồng sáng lập của dự án Iris, RegionRank và Ether APIs.
Péter Szilágyi
3. Sản phẩm chính của Ethereum
Là một blockchain platform nên các sản phẩm chủ yếu dành cho những người có kiến thức về kỹ thuật và các lập trình viên:
- Validator: Bất kỳ ai cũng có thể trở thành validator giúp vận hành mạng lưới và kiếm phần thưởng. Đây là một phần quan trọng trong cơ chế Proof of Stake của Ethereum. Người dùng sẽ stake 32 ETH để làm tài sản thế chấp để tham gia xác thực các giao dịch trên mạng lưới để nhận lại phần thưởng.
- Cơ sở hạ tầng: Ethereum cung cấp cho các nhà phát triển một cơ sở hạ tầng mạnh mẽ và linh hoạt thực thi smart contract. Điều này đã bao gồm việc cung cấp một môi trường phát triển giúp đơn giản việc thử nghiệm các sản phẩm
4. Hệ sinh thái
Là một blockchain đầu tiên, Ethereum đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà phát triển, từ đó dẫn đến một hệ sinh thái thịnh vượng như thời điểm hiện tại với đầy đủ các ngách khác nhau từ DEX, NFTs, GameFi, DAOs,.. và còn rất nhiều các ngách phát triển khác. Theo dữ liệu từ Rootdata, Ethereum đang là blockchain có số lượng dự án lớn nhất với 2472 cái tên.
Số lượng dự án trên Ethereum
Ngoài ra, không chỉ các dự án xây dựng trên chính Ethereum mà thay vào đó là các giải pháp mở rộng Layer 2 nhằm giải quyết vấn đề cho Ethereum. Layer 2 Ethereum đã và đang phát triển cực kỳ mạnh mẽ và hứa hẹn trong thời gian tới sẽ chứng kiến sự bùng nổ về Layer 3, đặc biệt là nâng cấp Pectra dự kiến sắp diễn ra.
Hệ sinh thái Ethereum đã cực kỳ đa dạng, đặc biệt là layer 2 với rất nhiều dự án xây dựng trên đó, một vài cái tên nổi bật như: Arbitrum, Optimism, zkSync, Scroll, Taiko, Blast, Base,…
Các giải pháp mở rộng nổi bật trên Ethereum
5. Roadmap
Vào cuối năm 2023, đồng sáng lập Vitalik Buterin đã chia sẻ lộ trình của Ethereum thông qua X, nêu chi tiết các nâng cấp và các hoạt động của mạng lưới. Theo thông tin thì sẽ có 5 giai đoạn phát triển kể từ sau The Merge và cũng lưu ý rằng là các giai đoạn này sẽ được diễn ra song song với nhau chứ không theo từng lộ trình nào. Tốc độ phát triển mỗi giai đoạn thì sẽ được phụ thuộc vào đội nhóm phụ trách phần đó.
Lộ trình phát triển dài hạn của Ethereum
Các giai đoạn sẽ có những cải tiến và những cập nhật khác. nhau:
The Merge: Một cập nhật quan trọng vào tháng 9 năm 2022, hợp nhất mainnet của Ethereum với chuỗi beacon POS để duy trì cơ chế đồng thuận Proof of Stake.
The Surge: Nhắm tới việc đạt thông lượng 100,000 giao dịch mỗi giây cho mạng Ethereum và L2, cải thiện khả năng mở rộng. Các lĩnh vực trọng điểm bao gồm tiêu chuẩn liên kết cross-rollup và tính tương tác, với tiến bộ đáng kể này là bản nâng cấp Decun làm khả năng mở rộng rollup.
The Scourge: Giải quyết các rủi ro liên quan đến Maximum Extractable Value (MEV), các pool đặt cọc thanh khoản, và các rollup để ngăn chặn sự tập trung kinh tế. Verkle Trees và SNARK là những phát triển chính để giảm chi phí vận hành node và cải thiện việc xác thực khối.
The Verge: Nhắm tới việc tạo điều kiện dễ dàng hơn cho việc xác thực khối và nâng cao hiệu suất khi khối lượng giao dịch on-chain tăng lên.
The Purge: Tập trung vào việc đơn giản hóa giao thức để làm cho nó thân thiện hơn với người dùng và dễ tiếp cận hơn với các nhà phát triển, loại bỏ các khoản nợ kỹ thuật và giảm chi phí tham gia mạng.
The Splurge: Bao gồm tất cả các khía cạnh quan trọng khác cho sự phát triển của Ethereum, bao gồm sự bền vững của hệ sinh thái và sự phối hợp của con người, phản ánh cam kết nuôi dưỡng cộng đồng của nó.
6. Tokenomics
6.1 Thông tin tổng quan về token
Tên token | ETH |
Blockchain | Ethereum |
Tiêu chuẩn token | ERC-20 |
Mảng | Blockchain |
Tổng cung hiện tại | 120.256,560 |
Tổng cung tối đa | 120.256,560 |
6.2 Token Allocation
- Genesis (59,9%) ~ 72,009,990.50: Phân bổ này được chia cho những người tham gia ICO, các developer cũng như đội ngũ của Ethereum.
- Mining Block Rewards (35,7%) ~ 47,223,894.59: Đây là tổng số ETH đã được làm phần thưởng cho các thợ đào trong giai đoạn Ethereum sử dụng cơ chế Proof of Work.
- Mining Uncle Rewards (2,6%) ~ 3,139,986.13: Là phần thưởng khuyến khích dành cho các validator sản xuất được các block hợp lệ nhưng không thể thêm vào chuỗi chính do độ trễ của mạng.
- Eth2 Staking Rewards (1,9%) ~ 2,229,958.41: Phân bổ này được dành cho các validator thông qua staking ETH khi Ethereum chuyển qua Proof of Stake.
Token Allocation của Ethereum
Kể từ sau nâng cấp The Merge, chuyển từ cơ chế đồng thuận Proof of Work sang Proof of Stake, nguồn cung của Ethereum đã thay đổi lớn khi tỷ lệ lạm phát đã giảm đáng khi so với cơ chế đồng thuận cũ. Vì theo EIP-1559 thì một phần phí được tạo ra sẽ được đem đi đốt bỏ, trong hợp khối lượng giao dịch trên mạng lưới tăng cao thì sẽ đốt nhiều ETH hơn từ đó giảm nguồn cung của ETH lại.
Tỷ lệ lạm phát hàng năm của Ethereum của PoS với Pow (Nguồn: ultra sound money)
6.3 Token Use Case
ETH có thể được dùng cho các mục đích sau:
- Trở thành validator: Người dùng có thể stake một lượng 32 ETH vào mạng lứoi để có thể trở thành validator.
- Trả thưởng cho validator: Khi tham gia quá trình vận hành mạng lưới thì sẽ nhận lại phần thưởng là ETH.
- Dùng làm phí giao dịch: Giống như BTC thì ETH cũng được dùng để thanh toán các giao dịch. Mức phí sẽ không được cố định mà thay vào đó là tuỳ thuộc vào mạng lưới đang quá tải hay không.
7 Tiềm năng và rủi ro
7.1 Tiềm năng
Ethereum hiện đang là blockchain lớn nhất trên thị trường với hệ sinh thái đầy đủ và phong phú, lượng người dùng đông đảo, đặc biệt là các nhà đầu tư lớn hàng đầu trên thị trường quy tụ ở đây. Theo dữ liệu từ DefiLlama, hệ sinh thái Ethereum có TVL lớn nhất trên thị trường lên đến hơn 49,77 tỷ USD chiếm đến 57,7%. Dòng tiền khủng cùng với lượng người dùng lớn đặc biệt là các cá voi, chính vì như vậy sẽ làm tăng cao mục đích sử dụng của Ethereum cũng như ETH.
Thị phần của Ethereum (Nguồn: DefiLlama)
Trong tương lai, thị trường crypto tiếp cận được các tổ chức truyền thống và hàng tỷ người dùng Web2 thì Ethereum sẽ là blockchain hàng đầu sẽ được lựa chọn vì đã có một hệ sinh thái đa dạng, bảo mật và phi tập trung. Ngoài ra, Ethereum cũng đang có một cộng đồng các nhà phát triển lớn nhất hiện, luôn đưa ra các đề xuất nhằm cải tiến mạng lưới mang trải nghiệm tốt nhất.
Vào tháng 7 vừa qua, Ethereum ETF chính thức được thông qua, trở thành tài sản ảo thứ 2 sau Bitcoin. Đây là một bước ngoặt cực kỳ quan trọng đối với Ethereum vì không phải loại tài sản ảo cũng có thể được mở ETF, điều này đã biến ETH thành một loại tài sản chính thống.
7.2 Thách thức
Khả năng mở rộng: Mặc dù có lượng người dùng rất lớn nhưng cơ sở hạ tầng của Ethereum không đáp ứng được hết nhu cầu, cần phải nhờ đến các giải pháp mở rộng.
Phí giao dịch cao: Phí giao dịch cao phần nào gây ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người có nhu cầu sử dụng nhiều cũng như các sự kiện quan trọng.
Cạnh tranh: HIện tại đã và đang có rất nhiều các blockchain khác được ra đời, chính vì như thế đã phần nào chiếm bớt thị phần của Ethereum.
8. Các kênh thông tin của Ethereum
9. Tổng kết
Ethereum được coi là ‘bố già’ trong mảng smart contract platform, khởi xướng cho sự phát triển của thị trường crypto nói chung, không gian blockchain dành cho smart contract nói riêng. Sự thành công của Ethereum cũng đã cộng đồng công nhận và tương lai sau này đang càng được tưới sáng hơn khi Ethereum ETF đã được thông qua trong tháng 7.
Qua bài viết này, chúng ta đã cùng bổ sung thêm kiến thức Ethereum là gì và có cái nhìn tổng quan hề hệ sinh thái này. Chúng ta hy vọng sẽ cùng chứng kiến sự bùng nổ hơn nữa của hệ sinh thái Ethereum trong tương lai và 5Money sẽ liên tục cập nhật những dự án, giải pháp của Ethereum. Vì thế, đừng quên theo dõi các kênh thông tin từ 5Money nhé!
Đọc thêm: Ethena là gì? Nguồn gốc của Stablecoin có APR hơn 30%
Miễn trừ trách nhiệm: 5Money khuyến cáo người đọc phải trang bị kiến thức sâu sắc về thị trường Crypto trước khi tham gia đầu tư. Thông tin trong bài viết không được xem là lời khuyên tài chính, 5Money không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn.
Tham gia Cộng đồng 5 Phút Crypto để thảo luận về kiến thức và kinh nghiệm đầu tư nhé!