1. Coin Lending là gì ?
Lending hiểu đơn giản là hoạt động cho vay, tức là một người sử dụng tài sản hoặc tiền mặt của họ để cho người khác vay và thu về lãi suất theo quy định hoặc thoả thuận chung. Người cho vay ở đây có thể là những nhà đầu tư cá nhân hoặc các sàn giao dịch, nền tảng.
Trong thị trường Defi, bên cạnh các mảng tiềm năng như Staking, Liquid Staking, Restaking, Liquid restaking thì Lending và Borrowing (vay và cho vay) là hoạt động không thể thiếu để dịch chuyển vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu, tăng hiệu quả sử dụng vốn trên toàn thị trường.
Với thị trường truyền thống thì Ngân hàng đóng vai trò trung gian, nhận tiền gửi tiết kiệm và chuyển đến người có nhu cầu vay vốn. Ở thị trường crypto, với thế mạnh công nghệ blockchain, nhu cầu vay và cho vay có thể được giải quyết với chi phí rẻ và minh bạch hơn, từ đó giúp mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
Coin lending là những đồng coin mà nhà đầu tư sử dụng để cho vay trên các nền tảng, đây là hình thức dễ biến tướng thành các loại hình lừa đảo, đa cấp, lấy tiền của người sau trả cho người trước. Một số dự án coin lending với hình thức ponzi từng xuất hiện và sụp đổ là Bitconnect, Hextracoin, Regalcoin … đều có đặc điểm chung là hứa hẹn mức lợi nhuận rất cao từ 30 – 35% / tháng. Bạn cần tránh xa những dự án đa cấp núp bóng công nghệ như vậy.
Ở đây 5Money chỉ đề cập đến những dự án coin lending tạo ra giá trị thật, có mô hình kinh doanh thật, tức là nhận vốn từ người cho vay để chuyển đến đúng những người cần vay.
2. Lợi ích và rủi ro của coin lending là gì ?
2.1 Lợi ích :
- Lợi nhuận cao hơn so với thị trường tài chính truyền thống : Do giảm bớt được chi phí vận hành nên các nền tảng cho vay tiền mã hoá thường cung cấp lãi suất cao hơn so với các ngân hàng truyền thống, có thể lên tới hơn 10% / năm. Tạo cơ hội sinh lời tốt hơn đối với người cho vay.
- Tạo ra nguồn thu nhập thụ động : Nhà đầu tư có thể cho vay tài sản nhàn rỗi của mình, điều này giúp họ tạo ra thêm một nguồn thu nhập thụ động
- Giúp người vay dễ dàng tiếp cận nguồn vốn : Chỉ cần có đủ tài sản đảm bảo là người vay có thể vay ngay lập tức, không cần thông qua thủ tục phức tạp.
2.2 Rủi ro :
- Rủi ro về bảo mật và nguy cơ bị hack: Cả các nền tảng lending trên CeFi và DeFi đều có nguy cơ bị tấn công mạng hoặc có thể bị hack dẫn tới phá sản và không thể trả tiền cho người dùng, Ví dụ: Cream Finance bị đánh cắp 117 triệu USD
- Rủi ro tài sản biến động : Nếu bạn gửi tài sản không phải là stablecoin, lãi suất từ cho vay đôi khi không thể bù được phần giảm giá của tài sản.
Ví dụ bạn có 100 BNB (coin sàn Binance) với giá hiện tại 575$ thì tổng vốn đầu tư là 57.500$, bạn đưa vào các nền tảng Defi và lending 1 năm. Giả sử với lãi suất 10%/ năm thì bạn sẽ có 110 BNB. Tuy nhiên nếu BNB giảm giá xuống chỉ còn 500$ thì 110 BNB này sẽ có giá 55.000$, còn thấp hơn số vốn đầu tư ban đầu. Vì vậy khi lending bạn phải cân nhắc thật kỹ giá trị tài sản ở thời điểm lending và thời điểm chốt lời.
- Rủi ro pháp lý và quy định : Hiện này vẫn chưa có quy định rõ ràng nào cho các hoạt động lending trong crypto. Trong trường hợp xảy ra thất thoát tài sản hoặc bị hack thì người dùng sẽ không được cơ quan chức năng bảo vệ, dẫn đến thiệt hại rất lớn.
3. Các hình thức lending trong crypto
Các hình thức cho vay trong crypto đang ngày càng phát triển và đa dạng hóa, mang đến nhiều lựa chọn phong phú cho người dùng, từ các sàn CEX cho đến các sàn DEX trong hệ hệ sinh thái DeFi. Có 2 hình thức lending chính :
3.1 Lending với các nền tảng tập trung:
Hình thức này sẽ có nền tảng hoặc sàn CEX đóng vai trò trung gian giữa người vay và người cho vay. Một số nền tảng tiêu biểu: như sàn Binance, sàn OKX hay sàn BYBIT. Hiện tại các sàn giao dịch này đều không dùng thuật ngữ Lending mà sử dụng thuật ngữ Staking, hay Earn nhưng bản chất vẫn là Lending, bạn gửi tiền cho sàn vay để kinh doanh mang lại lợi nhuận.
Bạn có thể tham khảo lãi suất gửi Stablecoin ở các sàn vào tháng 8/2024. Số liệu chỉ cập nhật tại tháng 8/2024. Bạn cần check lại vào thời điểm đọc bài viết nhé
Lãi gửi USDT | Lãi gửi USDC | |
Binance | 2.84% | 1.18% |
OKX | 10% | 10.65% |
Bybit | 8.24% | 7% |
3.2 Lending với các nền tảng phi tập trung:
Hình thức này bỏ qua yếu tố trung gian, hệ thống tự động vận hành thông qua hợp đồng thông minh với các thuật toán được thiết lập sẵn. Các dự án lending trong Defi được phân loại làm 2 mô hình như sau :
Cho vay với tài sản thế chấp (Collateralized Lending )
Cho vay với tài sản thế chấp là người vay phải đưa tài sản vào làm đảm bảo cho khoản vay, thường thì giá trị tài sản thế chấp phải cao hơn giá trị khoản vay, gọi là cho vay thế chấp quá chuẩn ( Over-Collateralized Lending ).
Một số dự án tiêu biểu :
Đây là nền tảng vay và cho vay với tài sản thế chấp rất phổ biến. Người dùng có thể gửi DAI để nhận lãi suất 7% và vay DAI với lãi suất từ 8% / năm. Tỷ lệ tài sản thế chấp tối thiểu là 125%, tức là muốn vay ra 1$ DAI thì phải thế chấp tối thiểu 1.25$ tài sản như BTC, ETH.
Compound
Compound cũng là một nền tảng vay và cho vay tiền mã hoá được nhiều nhà đầu tư sử dụng. Nền tảng này nhận tài sản của người gửi và đưa vào Liquidity pool sau đó tự động tính toán lãi suất và cho người có nhu cầu vay.
Ví dụ lãi suất gửi USDT trên Compound vào tháng 7/2024 là 10.36%, lãi suất vay USDT là 13.28%. Người vay cần có tỷ lệ tài sản thế chấp từ 120% đến 150% so với khoản vay.
AAVE
AAVE cũng là một nền tảng vay và cho vay tiền mã hoá được nhiều nhà đầu tư tin dùng. Nền tảng này nhận tài sản của người gửi vào Liquidity pool và sau đó tự động tính toán lãi suất cho vay.
Ví dụ, lãi suất gửi USDT trên AAVE vào tháng 7/2024 là 8.5%, trong khi lãi suất vay USDT là 12.75%. Người vay cần duy trì tỷ lệ tài sản thế chấp từ 120% đến 150% so với khoản vay.
Ngoài ra AAVE còn cung cấp lãi suất linh hoạt, tích hợp đa dạng các loại tài sản và đặc biệt nhất là Flash Loan cho phép người dùng vay tài sản mà không cần thế chấp với điều kiện khoản vay phải được hoàn trả trong cùng một giao dịch ( có nghĩa là toàn bộ quá trình này được hoàn tất trong cùng một khối giao dịch trên blockchain, thường trong vòng vài giây đến vài phút.)
Ngoài ra, có một số ít dự án làm về cho vay thế chấp dưới chuẩn (Under-Collateralized Lending ) tức là yêu cầu tài sản đảm bảo ít hơn giá trị khoản vay. Tuy nhiên người vay phải đảm bảo đủ các điều kiện tín dụng mà dự án đưa ra.
Cho vay tín chấp (Uncollateralized Lending ):
Cho vay tín chấp là người vay được cấp khoản vay mà không cần tài sản đảm bảo. Khoản vay này sẽ có lãi suất cao hơn và yêu cầu điều kiện cấp tín dụng rất khắt khe.
Một số dự án tiêu biểu :
TrueFi
TrueFi là một giao thức cho vay phi tập trung được xây dựng bởi TrustToken. TrueFi cho phép người dùng vay các khoản vay bằng TUSD, stake TRU để đánh giá mức độ tín nhiệm của các khoản vay và người cho vay kiếm được từ TUSD của họ trong khi farm TRU.
Với tính năng cho vay TUSD, cơ chế stake TRU để đánh giá tín nhiệm, và quản trị phi tập trung, TrueFi mang đến sự linh hoạt, an toàn và cơ hội lợi nhuận cho người dùng trong không gian tài chính phi tập trung.
Maple
Maple Finance là giao thức lending và borrowing phi tập trung. Dự án hướng đến nhóm khách hàng là các tổ chức, doanh nghiệp, thay vì chỉ tập trung trong phân khúc người dùng nhỏ lẻ.
Dự án tập trung vào việc cung cấp các điều khoản vay tùy chỉnh và quản lý rủi ro tiên tiến để đảm bảo khả năng trả nợ của các tổ chức. Token gốc của nền tảng, MAPLE, được sử dụng cho quản trị, nhận phần thưởng, và làm tài sản thế chấp trong các giao dịch.
Nền tảng cũng thực hiện kiểm toán bảo mật thường xuyên và tích hợp với các dự án DeFi
khác để mở rộng nhiều dịch vụ hơn.
Atlendis
Atlendis là giao thức vay và cho vay không thế chấp (uncollateralized borrowing & lending) trên Polygon. Dự án cho phép người dùng trở thành người cho vay (lender) bằng cách deposit (gửi) tiền vào pool thanh khoản của giao thức và nhận về lợi nhuận.
Dự án đơn giản đơn giản hóa quy trình vay vốn bằng cách loại bỏ yêu cầu về tài sản thế chấp, đồng thời tận dụng mạng lưới Polygon để cung cấp giao dịch nhanh chóng và phí thấp. Giao thức sử dụng hợp đồng thông minh để đảm bảo tính bảo mật và minh bạch, và thực hiện kiểm toán định kỳ để duy trì an toàn cho người dùng.
6. Tổng kết
Các nền tảng coin lending đang ngày càng phát triển và trở thành những cơ hội đầu tư tiềm năng trong Defi. Hy vọng qua bài viết trên, 5Money đã cung cấp đầy đủ kiến thức cho các bạn về khái niệm coin lending là gì cũng như các mô hình lending trong thị trường crypto, đừng quên để lại bình luận và đăng ký nhận email từ 5Money để cập nhật kiến thức và tin tức về thị trường mỗi ngày!