1. Bối cảnh chung của xu hướng GameFi
GameFi vẫn là một trong những mảng được các quỹ đầu tư rót tiền khá nhiều trong suốt 1 năm qua. Tuy nhiên khi so với chu kỳ 2021, những gì mà xu hướng này thể hiện có lẽ đang làm cộng đồng cảm thấy hụt hẫng.
Điều này có thể dễ dàng thấy được thông quá những yếu tố sau:
- Những câu chuyện về việc kiếm vài chục đến vài trăm USD/ngày từ một tựa game chưa xuất hiện.
- “Mua nhà, mua xe từ game A”, “ROI 10 ngày, nửa tháng về bờ từ game B” gần như mất hút tại thị trường hiện nay.
- fChưa có bất kì một “cơn sóng” nào rõ ràng cho các đồng token liên quan đến GameFi hay Game NFT.
Vậy nguyên nhân từ đâu? Giải pháp là gì? Cùng 5Money tìm hiểu nhé!
1.1 Chưa có lời giải cho bài toán kinh tế
Nền kinh tế trong game luôn là câu hỏi hóc búa cho các nhà phát triển. Việc cân bằng lợi ích giữa người chơi, đội ngũ dự án vẫn chưa có lời giải thích đáng.
Các game đi theo mô hình Play to Earn trong bối cảnh hiện tại (Không có người mới) thường “sập” rất nhanh khi token kiếm được chỉ dùng để xả.
- Nếu dự án trực tiếp dùng tiền để đỡ giá phần lớn lượng token => Dự án thiệt thòi.
- Người chơi đầu tư NFT, kiếm được token để xả mà không có lực đỡ => Người chơi thiệt.
Vậy ai là người đỡ? Đó là câu hỏi triệu đô mà các nhà phát triển cần phải tìm lời giải để CÂN BẰNG LỢI ÍCH.
- 2021 GameFi bùng nổ cũng bởi vì mọi người phải ở nhà, đa số là mất việc => Câu chuyện kiếm tiền từ game được “lan tỏa” => F0 đổ vào thị trường thông qua GameFi => Người vào sau nuôi người vào trước cho đến khi không còn ai vào nữa thì game “sập”.
- Bối cảnh thị trường hiện tại không thuận lợi như 2021 khiến cho P2E đang trong tình trạng “thoi thóp”.
Thế mới thấy thiên thời, địa lợi, nhân hòa rất quan trọng phải không cả nhà?
1.2 Play to Airdrop chứ không phải Play to Earn
Mặc dù Play to Earn (P2E) đã từng là từ khóa tạo nên thương hiệu của xu hướng GameFi, tuy nhiên P2A mới là “trend” ở thời điểm hiện tại:
- P2E có thiên hướng Ponzi, người sau “nuôi” người trước, mô hình này thường hoạt động hiệu quả khi mà lượng F0 có nhiều trong thị trường, hiện tại thị trường chỉ toàn người cũ đang “hết tiền và đu đỉnh”.
- P2A là phương án tốt nhất trong bối cảnh hiện nay, nó giúp dự án có người dùng, “nhắc nhở” cộng đồng về việc dự án còn tồn tại => Tạo bước đệm cho P2E trở lại khi thị trường thuận lợi.
Big Time – Tựa game AAA tiếp cận cộng đồng bằng mô hình P2E chứ không phải P2A, với 10.3 triệu USD tại vòng Series A cùng các quỹ như Alameda Research, Circle, OKX Ventures thì đây là những gì dự án thể hiện:
- Token BIGTIME “dò đáy” khi chia từ mốc 0.6 USD về còn 0.08 USD (23/8).
- Dự án gần như bị quên lãng khi cả thị trường đang bận tâm với các tựa game P2A khác.
- Việc đòi hỏi cấu hình cao máy cao để chơi game => Khó tiếp cận với số đông => Lượng người chơi bị hạn chế => Ít người dùng là điểm yếu chí mạng trong mô hình P2E.
2. Cách chọn GameFi để Play to Airdrop
Để chọn được một tựa game tiềm năng và săn airdrop, trước hết bạn phải chọn đúng “nền văn minh”, quy trình sẽ như sau:
2.1 Chọn đúng hệ sinh thái
Việc chọn đúng hệ sinh thái với định hướng phát triển Game từ Foundation sẽ giúp các dự án trong hệ được hỗ trợ nhiều hơn.
Nôm na sẽ như này:
- Bạn không nên chọn Optimism để chơi và đầu tư game vì định hướng của Foundation là tập trung cho sự phát triển của Superchain thay vì Game.
- Bạn không nên qua zkSync để săn game P2A khi đây là mạng lưới tập trung nhiều vào các dự án DeFi, tầm nhìn Elastic chain và Foundation cũng không cho thấy “thiện chí” trong việc phát triển Game.
Thay vào đó:
- Bạn nên qua Ronin, Immutable hay Arbitrum để chơi game khi định hướng từ Foundation của các hệ này tập trung đẩy mạnh game trên mạng lưới của họ.
Chọn đúng nền văn minh sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian trước khi đi sâu hơn vào các yếu tố “vi mô”.
Ngoài ra mỗi hệ sinh thái Game sẽ có những định hướng khác nhau về việc phát triển game trên đó:
- Avalanche, Immutable – Tập trung nhiều vào yếu tố lối chơi, đồ họa, cốt truyện…=> Hai hệ sinh thái trên sở hữu rất nhiều Studio tên tuổi từ Web2 hay các tựa game chất lượng cao với tiêu chuẩn AAA.
- Arbitrum, Base và Ronin – Lấy yếu tố finance làm trọng tâm khi tập trung vào mô hình kinh tế, văn hóa P2A, đẩy mạnh incentives để thu hút người chơi…
2.2 Yếu tố dự án
Khi đã xác định được hệ sinh thái mà mình muốn “skin in the game” thì tiếp theo bạn cần phải “đãi cát tìm vàng”. Những yếu tố mà bạn Nên Ưu Tiên khi chọn bao gồm:
- Phân bổ token dành cho cộng đồng là bao nhiêu? Nếu dự án công bố % dành cho airdrop luôn thì sẽ tuyệt vời hơn.
- Thời gian của chiến dịch airdrop là bao lâu? => Xác định trước giúp bạn phân bổ thời gian một cách hợp lý.
- Có mối liên hệ nào giữa dự án và Foundation hay không? Thông tin này có thể xác định thông qua việc quan sát tương tác trên các mạng xã hội, các thành viên từ Foundation theo dõi, thả tim, reply, retweet trên các bài tweet của dự án…
Ngoài ra một số thông tin dưới đây sẽ là điểm cộng:
- Số tiền mà dự án huy động được? Trên 10 triệu USD sẽ là con số lí tưởng, đây là điểm cộng nhưng không phải yếu tố quyết định tất cả.
- Kinh nghiệm của đội ngũ phát triển như thế nào? Nên ưu tiên dự án có nhân sự trải dài ở nhiều vị trí từ làm game, vận hành, marketing…
- Lối chơi của game có dễ “viral” không? Mình thường ưu tiên các tựa game dễ chơi, dễ hiểu và “thường né” các game có lối chơi mở như Illuvium, Bigtime vì nó đòi hỏi quá nhiều thời gian, kiến thức trong game, đôi khi còn là cấu hình máy để chơi.
Bên cạnh đó một số yếu tố như khác như Studio xịn xò từ Web2 di chuyển sang Web3 CHƯA CHẮC là điểm cộng vì 2 luận điểm sau:
- Ở Web2, các nhà phát triển chỉ cần tập trung vào đồ họa, lối chơi, trải nghiệm người dùng, cốt truyện của game mà thôi.
- Sang Web3, nơi người chơi đặt lợi nhuân là yếu tố hàng đầu chứ không phải sự giải trí và chữ “Fi” trong GameFi sẽ là bài toàn mà các Studio Web2 phải đối mặt. Game hay nhưng không ra tiền thì sẽ rất khó thành công trong thị trường Web3.
2.2.1 Case Study: Mocaverse
Mình đã từng tham gia P2A Mocaverse từ sớm và nhận lại khoản airdrop khá hậu hĩnh, dưới đây là những lí do tại sao mình chọn Mocaverse:
- Sản phẩm được chính Animoca Brand xây – Công ty, quỹ đầu tư cực kì mạnh trong mảng Game Web3 và NFT. Trước đó Mocaverse đã huy động được 31.8 triệu USD.
- Bắt buộc bạn phải tham gia chơi đa dạng game đối tác của Mocaverse để nhận points => Giảm thiểu tình trạng cheat nhiều tài khoản, phần thưởng được trao cho người chơi thật.
- Game có nhiệm vụ theo tuần, làm hết nhiệm vụ là xong => Tối ưu về mặt thời gian.
- Cơ chế ref khá công bằng khi người chơi phải thực sự chơi thì “chủ ref” mới nhận được điểm.
Bên cạnh đó việc đọc và hiểu sâu về Mocaverse giúp mình ngộ ra Moca ID (Người chơi P2A) là nhân tố quan trọng trong hệ sinh thái của họ.
=> Làm vừa lòng cộng đồng (Moca ID) thông qua việc airdrop lớn và công bằng sẽ là “yếu tố sống còn” với Mocaverse vì thế mình càng tự tin chơi và đã gặt hái được thành quả.
2.2.2 Case Study: Backwoods
Backwoods có lẽ là cái tên không quá xa lạ với cộng đồng người chơi P2A khi thực sự dự án đã làm vực dậy làn sóng Gaming trên Solana.
Mình biết tới dự án từ rất sớm thông qua việc chăm lướt Twitter và đã “yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên”
- Lối chơi siêu cuốn, đơn giản, dễ hiểu.
- Dự án được Tensor – NFT Marketplace có tiếng trong hệ Solana hỗ trợ rất nhiệt từ những ngày đầu.
- 5% token sẽ được phân bổ cho người dùng khi tham gia game.
Ban đầu mình chơi game vì sự hấp dẫn, nhưng khi thấy cộng đồng FOMO và quan sát cách dự án phát triển, niềm tin lại càng được củng cố.
- Đội ngũ dự án rất chăm chỉ khi liên tục cập nhật, sửa lỗi, đổi mới lối chơi, chế độ trong game.
- Lượng người chơi tăng trưởng đều theo tuần => Đây sẽ là cơ sở giúp Backwoods có thể tiếp cận được các quỹ đầu tư.
Backwoods chưa có thông tin về ngày airdrop và mới chỉ gọi vốn thông qua việc phát hành NFT. Tuy nhiên đang có những làn sóng rời bỏ game đến từ người chơi vì:
- Lối chơi dần trở nên nhàm chán.
- NFT thậm chí đã quay trở lại giá mint (1.2 SOL).
- 5% airdrop là con số không quá hấp dẫn, gần như chỉ có những người top đầu, chơi từ sớm và sở hữu NFT mới có hi vọng.
Mặc dù vậy bản thân mình vẫn chọn ở lại và kiên trì chơi game vì những lí do sau:
- Mình mua NFT để chơi P2A chứ không phải trade, vậy nên việc NFT quay lại giá mint cũng không ảnh hưởng đến mục tiêu của mình.
- Đội ngũ dự án vẫn liên tục cập nhật các tính năng trong game, chế độ mới.
- Dự án có thông số người dùng “khủng”, đây sẽ là cơ sở cho Backwoods có thể tiếp cận các quỹ đầu tư => Có thêm tài chính => Kì vọng Airdrop to, mở rộng sản phẩm….
Đây cũng là một ví dụ hay về việc tiếp cận các tựa game theo một cách khác chứ không nhất thiết phải đúng quy trình giống như phần 2.2.
3. Động lực nào để GameFi bùng nổ trở lại?
Động lực:
- Yếu tố “Fi” hay “Earn” vẫn là thứ giúp GameFi quay trở lại mạnh mẽ nhất, các điểm cộng khác như lối chơi, đồ họa chỉ là gia vị. Nguyên liệu tươi (Earn ngon) sẽ là thứ quyết định tất cả. GameFi sẽ không bao giờ bùng nổ nhờ Game hay đâu!!!
- Ponzi – Người sau trả tiền cho người trước, Axie, Bomb Crypto, Raca đều là những cái tên đình đám một thời thành công nhờ mô hình này, tuy nhiên đều có chung số phận khi không có người mới tiếp tục tham gia.
- Thị trường có nhiều người mới tham gia sẽ là điểm đẹp để xu hướng P2E được “lan tỏa” và quay trở lại mạnh mẽ.
Mô hình Ponzi là một con dao 2 lưỡi. Nó có thể giúp bạn giàu lên cực kì nhanh (vào sớm) nhưng cũng “đủ sắc” để đưa số tiền của bạn về con số 0.
Hiểu luật chơi, hiểu dự án cộng thêm một chút may mắn sẽ là hành trang để bạn tham gia bất kì xu hướng nào chứ không riêng gì GameFi.
4. Tổng kết
Hi vọng qua bài viết bạn đã có cái nhìn tổng quan về bối cảnh, tiềm năng và thách thức của GameFi theo cách đơn giản và dễ hiểu nhất! Cách chọn game để Play to Airdrop cũng đã được 5Money chia sẻ, hi vọng bạn nhận được nhiều thông tin giá trị từ bài viết trên.
Miễn trừ trách nhiệm: 5Money khuyến cáo người đọc phải trang bị kiến thức sâu sắc về thị trường Crypto trước khi tham gia đầu tư. Thông tin trong bài viết không được xem là lời khuyên tài chính, 5Money không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn.
Tham gia Cộng đồng 5 Phút Crypto để thảo luận về kiến thức và kinh nghiệm đầu tư nhé!